Cảnh 'xe khủng' lắp dầm đường sắt trên cao Hà Nội

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, công trình đang ở giai đoạn lắp dầm. Khi cả thành phố chìm trong giấc ngủ đêm cũng là lúc các công nhân ở đây đang say sưa làm việc.

Dự án Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có chiều dài toàn tuyến là 13km, khổ 1.435mm, tốc độ đoàn tàu 80 km/h, sử dụng vốn ODA Trung Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Khối lượng dầm đúc sẵn toàn tuyến là 806 phiến, trung bình mỗi phiến nặng khoảng 260 tấn, dài 30m. Sau khi được vận chuyển đến công trường, các dầm sẽ được lắp đặt lên đỉnh trụ bởi các cẩu tự hành chuyên dụng pooctic được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Hình ảnh những phiến dầm bê tông được các đoàn xe vận chuyển từ bãi đúc tới công trường đường sắt trên cao và tiến hành lắp đặt:

Cảnh 'xe khủng' lắp dầm đường sắt trên cao Hà Nội ảnh 1

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, công trình đang ở giai đoạn lắp dầm. Khi cả thành phố chìm trong giấc ngủ đêm cũng là lúc các công nhân ở đây đang say sưa làm việc.

Cảnh 'xe khủng' lắp dầm đường sắt trên cao Hà Nội ảnh 2

Hai xe đầu kéo siêu trường, siêu trọng nối với 2 trailer thủy lực (mỗi trailer được cố định vào điểm đầu và cuối của khối dầm), tổng chiều dài xe khi tham gia giao thông không dưới 60 m.

Cảnh 'xe khủng' lắp dầm đường sắt trên cao Hà Nội ảnh 3

Trong một tổ xe chở dầm luôn có 2 đầu kéo, một xe phụ trách kéo và một xe phụ trách đẩy. Mỗi đêm có 4 khối dầm được vận chuyển với 3 đội xe.

Cảnh 'xe khủng' lắp dầm đường sắt trên cao Hà Nội ảnh 4

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 2A Cát Linh – Hà Đông được khởi công ngày 10/10/2011. Đây là tuyến đường sắt đô thị dài gần 13km, gồm 12 nhà ga.

Cảnh 'xe khủng' lắp dầm đường sắt trên cao Hà Nội ảnh 5

Phiến dầm được xe chuyên dụng đưa vào vị trí chờ công nhân bắt vít để nhấc khỏi xe.

Cảnh 'xe khủng' lắp dầm đường sắt trên cao Hà Nội ảnh 6

Chiếc cẩu trục Pooctic khổng lồ nặng 165 tấn, cao 26m, rộng 18m, có 16 bánh xe lớn đỡ bốn chân.

Cảnh 'xe khủng' lắp dầm đường sắt trên cao Hà Nội ảnh 7

Các công nhân và kỹ sư đang lắp ghép phiến dầm vào trụ.

Cảnh 'xe khủng' lắp dầm đường sắt trên cao Hà Nội ảnh 8

Quá trình đưa nhịp cầu cao hơn chục mét phải mất từ 10 – 15 phút. Hai bên đầu cẩu phải vận hành rất nhịp nhàng để phiến dầm cân bằng.

Cảnh 'xe khủng' lắp dầm đường sắt trên cao Hà Nội ảnh 9

Khi nhịp dầm đủ độ cao, cẩu bắt đầu đưa ngang để nhịp vào đúng vị trí lắp đặt trên trụ bằng công nghệ lazer định vị một cách chính xác.

Cảnh 'xe khủng' lắp dầm đường sắt trên cao Hà Nội ảnh 10

Chiếc cẩu trục Pooctic mã hiệu MDGL150-17Q150T có sức nâng trọng tải tối đa mỗi đầu là 165 tấn, khi kết hợp nâng đồng thời cả hai bên sẽ nâng được thiết bị nặng gần 300 tấn.

Cảnh 'xe khủng' lắp dầm đường sắt trên cao Hà Nội ảnh 11

Đường sắt trên cao, khổ 1.435 mm, tốc độ chạy tàu cho phép khoảng 80km/h.

Cảnh 'xe khủng' lắp dầm đường sắt trên cao Hà Nội ảnh 12

Trong cabin vận hành chiếc cẩu trục Pooctic mã hiệu MDGL150-17Q150T có sức nâng trọng tải tối đa mỗi đầu là 150 tấn.

Cảnh 'xe khủng' lắp dầm đường sắt trên cao Hà Nội ảnh 13

Với hơn 800 phiến dầm trên toàn bộ tuyến đường, trung bình mỗi ngày tuyến được lắp từ 2 đến 3 phiến dầm. Dự kiến sau khoảng một năm công đoạn ghép dầm mới hoàn thành, di chuyển trên đường bằng 16 chiếc lốp khổng lồ chứ không nhờ thiết bị vận chuyển nào khác.

Cảnh 'xe khủng' lắp dầm đường sắt trên cao Hà Nội ảnh 14

Với hơn 800 phiến dầm trên toàn bộ tuyến đường, trung bình mỗi ngày tuyến được lắp từ 2 đến 3 phiến dầm. Dự kiến, sau khoảng một năm công đoạn ghép dầm mới hoàn thành.

Theo Phạm Hải
Theo VietNamNet
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.