Côn trùng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thụ phấn hoa và phân hủy các chất thải.
Một nhóm các nhà côn trùng học đã phân tích khoảng 200 nghiên cứu và các tài liệu để xem xét mức độ ô nhiễm ánh sáng góp phần vào cái được gọi là “ngày tận thế của côn trùng”. Phát hiện của họ đã được công bố vào tuần trước trên tạp chí Bảo tồn sinh học.
Một nghiên cứu trước đó được đăng trên cùng tạp chí vào tháng tư vừa qua đã xem canh tác nông nghiệp và hủy hoại môi trường sống là mối đe dọa hàng loạt đối với côn trùng, nghiên cứu này cho rằng hơn 40% các loài côn trùng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong những thập kỷ tới.
Phát biểu trước tập đoàn viễn thông Gizmodo, tiến sĩ tại Brett Seymoure một nghiên cứu sinh sau đại học tại Đại học St. Louis Louis Washington cho biết:”Hãy nhìn nhận ô nhiễm ánh sáng cũng là một tác động lớn, đặc biệt đối với các loài côn trùng sống về đêm.”
Seymoure cũng nêu ra một số cách khắc phục khác nhau sẽ có thể giải quyết vấn đề, bao gồm: sử dụng bộ hẹn giờ trong chiếu sáng, che chắn để giảm ô nhiễm ánh sáng và không sử dụng bóng đèn giả tạo ánh sáng ban ngày.
Các nhà nghiên cứu cũng đã cảnh báo rằng các nguồn ánh sáng có thể tác động đến cách di chuyển của các loài côn trùng, cách chúng tìm kiếm thức ăn, sinh sản, phát triển và ẩn nấp trước kẻ săn mồi.
Seymoure, người đang lên kế hoạch phân tích tác động của ô nhiễm ánh sáng trên loài bướm, kết luận:“Nếu chúng ta mất những loài côn trùng này, cuộc sống của nhân loại cũng sẽ biến mất.”