Ông Dư bị bỏng 2 tay và vùng ngực, mức độ thương tích khoảng 17%. Sau một ngày điều trị, ông Dư đã dần ổn định.
Ông Dư kể lại: “Hôm đó, tôi cùng bà con đi dự đám cưới của ông anh ở xóm, anh em đang ngồi ăn được khoảng 10 phút thì phục vụ dọn món tôm hấp bia lên nhưng trong bàn không ai chịu hấp nên quyết định chuyển sang nướng. Được một lúc thì hết cồn nên gọi anh phục vụ lại châm cồn. Khi đứa em tôi bưng vỉ nướng lên, anh phục vụ này bưng bếp cồn lên thổi cho lửa tắt nhưng chưa tắt thì đã vội châm cồn khiến ngọn lửa bất ngờ phụt lên. Lúc đó, anh phục vụ hoảng quá buông can cồn 5 lít xuống, can cồn đổ văng ra, ngọn lửa cao gần 3m lan sang những bàn bên cạnh".
Theo ông Dư, thường ngày lúc ăn uống trong nhà, gia đình ông thường sử dụng cồn thạch để đun chứ chưa bao giờ sử dụng cồn dạng nước.
Các bệnh nhân bị bỏng nặng được bác sĩ theo dõi thường xuyên
Vết bỏng khiến mặt bệnh nhân bị biến dạng
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, bác sĩ CKII Tần Ngọc Sơn - Trưởng khoa Bỏng – Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết:“7 ca bỏng gồm 6 nam, 1 nữ.
Hôm nay, tình trạng bệnh nhân tương đối ổn, vết thương đã dần khô. Tuy nhiên, có 2 ca bỏng 47% và ca trên 30% bị bỏng sâu cần phải theo dõi đặc biệt hàng ngày.
Hiện tại, chúng tôi đang tích cực truyền dịch, dùng kháng sinh để giảm đau cho bệnh nhân”.