> Phụ nữ Sài thành nô nức hút mỡ bụng sau vụ 'Cát Tường'
> TOÀN BỘ DIỄN BIẾN VỤ BÁC SĨ LÀM CHẾT NGƯỜI VỨT XÁC PHI TANG
Theo Hội phẫu thuật thẩm mỹ TPHCM, mỗi năm tại TPHCM có khoảng 100 nghìn khách hàng đi giải phẫu thẩm mỹ, khoảng 10 nghìn phụ nữ trong số này đặt túi ngực, với độ tuổi từ 20-35. Bộ phận thẩm mỹ tạo hình của bệnh viện Chợ Rẫy mỗi năm tiếp nhận 1.000 ca giải phẫu thẩm mỹ, chủ yếu là nâng ngực, hút mỡ. Những ca phẫu thuật này có giá năm, bảy chục triệu, thậm chí cả trăm triệu đồng.
Và tuy chưa có thống kê cũng như chưa phổ biến như ở nữ giới, đã xuất hiện một số trường hợp nam giới cũng đi phẫu thuật thẩm mỹ với các thủ thuật bơm mông, bơm ngực hay đùi…
Làm đẹp luôn là một nhu cầu chính đáng của con người và sẽ ngày càng phổ biến khi xã hội ngày càng giàu có về vật chất cùng tác động to lớn của truyền thông, của internet về các trào lưu làm đẹp trên thế giới.
Nhưng trong thực tế, ngành Y của Việt Nam dường như mới chỉ chú ý đến công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Có thể ai đó sẽ cho rằng chỉ riêng việc phòng chống các loại dịch bệnh, khám và điều trị hay cấp cứu thôi cũng đã rất nặng nề rồi và ngay những việc này còn chưa làm tốt thì đừng nói chuyện làm đẹp.
Tuy nhiên, chính vì chưa được quan tâm đầy đủ trong khi nhu cầu là có thực và ngày càng nhiều, thị trường dịch vụ thẩm mỹ ở Việt Nam thời gian qua mới xảy ra nhiều vụ việc đáng tiếc. Thu nhập 300-500 triệu đồng/tháng, gấp hàng chục lần làm chuyên môn nên chuyện nhiều bác sỹ đổ xô đi học lấy chứng chỉ, “chạy” giấy chứng chỉ thực hành, giấy phép hành nghề cũng là tất yếu.
Và chấp nhận làm đẹp với những bác sỹ như vậy có nghĩa người dân đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tính mạng.
Chính vì thế, thanh kiểm tra các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ viện là điều cần thiết nhưng chưa đủ, khi ngành Y tế chưa đáp ứng được nhu cầu làm đẹp chính đáng của người dân. Thậm chí, cũng cần xem đây là một ngành dịch vụ hấp dẫn bởi nhu cầu đang ngày càng tăng.