Giống như nhiều dòng tiêm kích bom khác JH-7 cũng có thiết kế hai chỗ ngồi gồm một dành cho phi công chính và một cho phi công điều khiển vũ khí. Các nữ phi công Trung Quốc có thể được phân công lái chính hoặc tham gia điều khiển vũ khí bên cạnh các đồng nghiệp nam của mình.
Hiện tại cả Không quân lẫn Hải quân Trung Quốc đều đang duy trì các phi đội JH-7A và JH-7B. Trong đó JH-7B là biến thể hiện đại hóa với hệ thống điện tử được nâng cấp cùng hệ thống động cơ, ngoài ra khung thân và vật liệu chế tạo máy bay cũng được thay đổi.
Trong ảnh là một nữ phi công Trung Quốc trên JH-7B ở vị trí phi công phụ điều khiển hệ thống vũ khí.
JH-7 có trọng lượng cất cánh tối đa hơn 28.4 tấn với sải cánh dài gần 13m có thiết kế khá đơn giản so với một mẫu tiêm kích bom, trong khi đó hiệu suất hoạt động bị đánh giá yếu kém hơn cả Su-24 dòng tiêm kích bom được Liên Xô phát triển từ đầu những năm 1970.
Dù vậy JH-7 vẫn được xem là một trong những biểu tượng của ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc khi tỷ lệ nội địa hóa của mẫu máy bay này ở Trung Quốc khá cao từ hệ thống động cơ Xian WS-9 cho đến trang thiết bị điện tử của nó.
Mẫu tiêm kích bom này có khả năng mang theo tối đa 6.5 tấn vũ khí và được trang bị một pháo tự động GSh-23 23mm, nó có thể mang theo nhiều loại bom và tên lửa tấn công khác nhau nổi bật nhất trong số đó có thể kể tới tên lửa chống hạm C-802.
Một nữ phi công JH-7 kiểm tra lại chiếc máy bay của mình trước khi cất cánh cho nhiệm vụ bay huấn luyện.
Với động cơ nội địa WS-9 vận tốc bay tối đa của JH-7 cũng khá khiêm tốn so với các dòng tiêm kích bom cùng loại chỉ 1.808 km/h, phạm vi chiến đấu hiệu quả là hơn 1.700km với trần bay tối đa là 16.000m.