Các chốt kiểm soát ở Hà Nội sẽ hoạt động như thế nào bắt đầu vào 6 giờ ngày 14/7?

0:00 / 0:00
0:00
Từ sáng mai, liên ngành Hà Nội lập 22 chốt kiểm soát ra vào thành phố. Ảnh: Trọng Đảng
Từ sáng mai, liên ngành Hà Nội lập 22 chốt kiểm soát ra vào thành phố. Ảnh: Trọng Đảng
TPO - Chiều nay 13/7, lưc lượng liên ngành Hà Nội đã họp và thống nhất, bắt đầu từ 6h sáng mai, 22 chốt trực kiểm soát xe ra vào Hà Nội bắt đầu làm nhiệm vụ. PV Tiền Phong đã trao đổi với đại diện liên ngành Hà Nội về hoạt động của các chốt trực, việc xử lý để không xảy ra ùn tắc kéo dài như ở TPHCM...

Trao đổi với PV Tiền Phong ông Cao Văn Hiệp - Phó Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, theo phương án của liên ngành (Công an, GTVT, Y tế, Quận đội…) bắt đầu từ 6h ngày 14/7, 22 chốt trực kiểm soát, kiểm tra phương tiện và người điều khiển ra vào Hà Nội sẽ hoạt động. Chiều nay, các lực lượng thực hiện đã họp và phân công nhiệm vụ, quy trình làm việc tại từng chốt trực.

Theo ông Hiệp, lực lượng liên ngành làm nhiệm vụ trực tiếp tại các chốt trực gồm: CSGT, Thanh tra giao thông, Y tế, quân đội, công an trật tự tại các quận, huyện nơi đóng chốt… Mỗi chốt có 10 người, thời gian làm việc là 24/24h phân làm 4 ca.

Đề cập đến cách thức thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tại các chốt trực, ông Hiệp cho biết, CSGT sẽ là lực lượng đầu tiên chặn-dừng xe; tiếp đến Y tế sẽ tiếp cận người di chuyển trên xe để đo thân nhiệt, yêu cầu khai báo y tế; lực lượng Thanh tra giao thông sẽ kiểm tra việc chấp hành quy định phòng, chống dịch COVID-19, thủ tục tuân thủ quy định vận tải với xe chở khách. “Tùy tình hình sức khỏe tại thời điểm kiểm tra, liên ngành có thể yêu cầu lái xe, người di chuyển trên xe vào chốt xét nghiệm nhanh COVID-19”, ông Hiệp nói.

Với lực lượng cảnh sát trật tự, tại các chốt trực, phương án của liên ngành phân công nhiệm vụ, đảm bảo an ninh, trật tự; xử lý những trường hợp chống đối, bất hợp tác.

Các chốt kiểm soát ở Hà Nội sẽ hoạt động như thế nào bắt đầu vào 6 giờ ngày 14/7? ảnh 1
Liên ngành chú trọng kiểm tra vào xe vận tải khách, xe mang biển các tỉnh đang có dịch. Ảnh: Trọng Đảng

Không kiểm tra tất cả xe ra vào Hà Nội

PV Tiền Phong đề cập đến việc, liệu kiểm tra như vậy có khiến giao thông ùn tắc, tập trung đông người như TP.HCM những ngày qua, chiều nay, cả lãnh đạo Thanh tra giao thông và Phòng CSGT Hà Nội đều khẳng định, tổ công tác chỉ giám sát, kiểm tra công tác phòng chống dịch trên các phương tiện tham gia giao thông. Đây không phải là chốt kiểm soát toàn bộ 100% xe ra vào thành phố, do vậy chỉ những trường hợp xe tham gia giao thông khả nghi, xe chở khách, xe mang biển kiểm soát các tỉnh, thành đang có dịch vào Hà Nội mới bị dừng kiểm tra. Các phương tiện khác lưu thông bình thường.

Thực hiện phương án của liên ngành do công an chủ trì, từ sáng 14/7, liên ngành Hà Nội lập 22 chốt trực để kiểm tra, kiểm soát xe ra vào thành phố. Trong đó, hướng từ Hà Nam về Hà Nội tuyến QL 1A, 1B (3 chốt): ngã ba cầu Giẽ (Km 213 QL 1A) huyện Phú Xuyên; Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ (Km 188), huyện Thanh Trì; QL 21B – ngã 3 chợ Dầu, huyện Ứng Hòa.

Hướng từ Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang về Hà Nội theo tuyến QL 5, cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn (8 chốt): QL 5 (cây xăng Vĩnh An, số 1051 Nguyễn Đức Thuận, Trâu Quỳ), huyện Gia Lâm; cầu Phù Đổng – cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, huyện Gia Lâm; đê Bát Tràng – gầm cầu vượt Thanh Trì, huyện Gia Lâm; gầm cầu Thanh Trì – lối đi Ecopark, quận Long Biên; nút giao QL 5B – Cổ Linh, quận Long Biên; đường Đặng Phúc Thông (trước cơ sở đăng ký xe số 3 – Phòng CSGT); Km 8 + 100 QL 18, lối xuống đường Võ Nguyên Giáp, huyện Sóc Sơn; QL 18 – lối xuống đường Võ Văn Kiệt, huyện Sóc Sơn.

Hướng từ tỉnh Hòa Bình về Hà Nội (3 chốt): Km 422 + 057 đường Hồ Chí Minh thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ; chốt kiểm dịch huyện Chương Mỹ; đường Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam – cao tốc Hà Nội, Hòa Bình, huyện Thạch Thất. Hướng từ tỉnh Phú Thọ về Hà Nội (3 chốt): đầu cầu Đông Quan – đường 87A, huyện Ba Vì; đầu cầu Văn Lang – QL 32, huyện Ba Vì; đầu cầu Trung Hà – QL 32, huyện Ba Vì. Hướng từ tỉnh Vĩnh Phúc về Hà Nội (4 chốt): đầu cầu Vĩnh Thịnh – QL 32, thị xã Sơn Tây; trạm soát vé BOT QL 2, huyện Sóc Sơn; QL2 – đầu vào cao tốc Hà Nội – Lào Cai, huyện Sóc Sơn; đường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh nối QL 2 (đường 100); Hướng từ Thái Nguyên về Hà Nội (1 chốt): QL 3- ngã ba Nỉ, huyện Sóc Sơn.

MỚI - NÓNG
'Xơ xác' di tích Lầu ông Hoàng ở Phan Thiết
'Xơ xác' di tích Lầu ông Hoàng ở Phan Thiết
TPO - Lầu ông Hoàng là một di tích tham quan nổi tiếng tọa lạc trên ngọn đồi tuyệt đẹp ở phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Mặc dù đã được tỉnh Bình Thuận phê duyệt chủ trương đầu tư hàng chục tỷ đồng, nhưng đến nay Lầu ông Hoàng có nhiều hạng mục bị xuống cấp, chưa được nâng cấp và trùng tu đúng mức.