Cá thát lát Hậu Giang

TP - Chả cá trắng, mịn, dai, giòn nổi tiếng từ xưa ở ĐBSCL, nạo thịt con cá thát lát mà ra. Con cá mình dẹt này có thịt nhiều gân lại không xương, nạo ra không cần xay giã gì cả mà vo viên hay dát mỏng đem nấu canh hoặc chiên ăn đều ngon. 
Cá thát lát Hậu Giang ảnh 1

Thu hoạch cá thát lát ở Hậu Giang. Ảnh: Ngọc Huyền

Mấy năm nay, ở tỉnh Hậu Giang sáng tạo thêm món cá thát lát tẩm gia vị. Con cá làm sạch, khứa xéo nhiều nhát trên thân để ướp gia vị thấm đều, cho vào tủ lạnh khoảng tuần, lấy ra chiên rất thơm.


Cá thát lát là đặc sản của sông Mê Công nhưng nhãn hiệu độc quyền “Cá thát lát Hậu Giang” lại vừa được Cục Sở hữu trí tuệ của Bộ KH&CN trao cho tỉnh Hậu Giang. Do từ năm 1998, Hậu Giang tập trung nghiên cứu cá thát lát, đến năm 2001 cho sinh sản nhân tạo thành công, từ đó phát triển. Hiện nay, Hậu Giang nuôi hơn 20 ha, sản lượng một năm khoảng 750 tấn. 

Ông Trần Văn Sang ở xã Vị Thắng (Vị Thủy) nuôi 30.000 con, sau hơn 6 tháng, thu 14 tấn, lợi nhuận trên 150 triệu đồng. Cơ sở sản xuất cá thát lát tẩm gia vị của bà Nguyễn Thị Hà ở TP Vị Thanh, mỗi ngày bán mấy trăm ký cho các đại lý ở Cần Thơ và TPHCM.

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, ông Trần Công Chánh, đầu năm nay đã in ảnh cá thát lát vào danh thiếp của mình để tiếp thị. Ông cho biết: “Hậu Giang đang tập trung phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường cả trong và ngoài nước, nhằm đem lại lợi ích cao hơn nữa cho người nuôi”.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.