Bức ảnh hé lộ vũ khí chống vệ tinh của Nga?

Bức ảnh cho thấy loại vũ khí Nga đang phát triển
Bức ảnh cho thấy loại vũ khí Nga đang phát triển
TPO - Nga dường như đang nghiên cứu một loại vũ khí chống vệ tinh mới, là sự kết hợp các vệ tinh nhỏ được vũ khí hóa, một tên lửa đẩy nhỏ và máy bay đánh chặn MiG-31.

Đó là một đánh giá của Bart Hendrickx, người được tạp chí The Space Review mô tả là "người quan sát lâu năm chương trình vũ trụ Nga".

Cuối tháng 4/2020 Hendrickx đã viết một bài phân tích dài đăng trên The Space Review, chắp nối các bằng chứng rời rạc bao gồm các bức ảnh, hợp đồng chính phủ và hoạt động thử nghiệm.

Kết luận của ông là Nga đang phát triển một hệ thống chống vệ tinh (ASAT) dưới tên dự án Burevestnik.

Không giống như hầu hết các hệ thống ASAT khác, Burevestnik không dựa vào đầu đạn nổ hoặc động năng để tiêu diệt mục tiêu di chuyển theo quỹ đạo của nó. Thay vào đó, vũ khí này sử dụng các vệ tinh siêu nhỏ săn mồi cơ động tới các mục tiêu trên quỹ đạo Trái đất tầm thấp và vô hiệu hóa chúng.

Bằng chứng ông Hendrickx đưa ra, theo một số chuyên gia, là khá thuyết phục. Nó bắt đầu bằng một bức ảnh xuất hiện vào tháng 9/2018. “Một nhiếp ảnh gia chuyên chụp máy bay nhận thấy một điều thú vị khi quan sát hoạt động tại Viện nghiên cứu hàng không Gromov ở Zhukovsky gần Moscow”, Nott Hendrickx viết.

“Một thứ khiến nhiếp ảnh gia chú ý là một máy bay chiến đấu MiG-31BM với một tên lửa lớn màu đen treo dưới bụng. Trong khi loại máy bay này đã không còn xa lạ gì, tên lửa là loại mới. Những bức ảnh được đăng lên mạng khiến các nhà quan sát bối rối: quả tên lửa đó dường như quá lớn nếu là loại không đối không hoặc không đối đất. Nó dường như có kích thước phù hợp với vũ khí chống vệ tinh”.

Hendrickx đã lùng sục các hồ sơ nguồn mở để theo dõi các nỗ lực phát triển khác nhau có thể đóng góp cho vũ khí ASAT mới. Những điều này cho thấy dự án bắt đầu vào ngày 1/9/2011. Một hợp đồng chính phủ được trao cho Cục Thiết kế chế tạo máy, nhà sản xuất vũ khí có trụ sở tại Kolomna (cách Moscow khoảng 100 km về phía đông nam) dường như là điều phối viên chung của dự án."

Một bài thuyết trình PowerPoint tháng 5/2019 từ PAO Saturn, một nhà sản xuất pin và pin mặt trời của Nga, đã xác định hai vệ tinh khác nhau có thể là một phần của dự án Burevestnik. Các vệ tinh có lẽ là thứ mà tên lửa bí mật xuất hiện trên MiG-31 có nhiệm vụ mang lên quỹ đạo.

“Phân tích các nguồn tin trên mạng từ Nga cho thấy  không còn nghi ngờ gì nữa, rằng MiG-31BM và tên lửa là một phần của dự án ASAT, ông Hendrickx kết luận.

MỚI - NÓNG
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
TPO - Dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP. Huế, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho biết, sắp tới khi Trung ương cho chủ trương, Quốc hội ban hành nghị quyết thành lập thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội rất lớn cho Thừa Thiên - Huế.