Bóng ma nội chiến bao trùm Syria

Biểu tình chống chính phủ ở Syria. Ảnh: Reuters
Biểu tình chống chính phủ ở Syria. Ảnh: Reuters
TP - Hôm qua, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov nói rằng, tình hình xung đột ở Syria bắt đầu “giống nội chiến thực sự”.

> Syria: Chiến sự diễn ra ở ngoại ô thủ đô Damascus

Biểu tình chống chính phủ ở Syria. Ảnh: Reuters
Biểu tình chống chính phủ ở Syria. Ảnh: Reuters.

sau khi lính đào ngũ tấn công tòa nhà tình báo không quân bên ngoài thủ đô Damascus. “Theo các báo cáo, có một lực lượng mới mang tên FSA (Quân đội Giải phóng Syri). Tôi tin họ tổ chức tấn công tòa nhà chính phủ.

Điều này có nghĩa họ sẵn sàng cho nội chiến”, Ngoại trưởng Nga nói. Ông cho rằng, vũ khí đang được nhập lậu vào Syria để lực lượng đối lập sử dụng và phe đối lập cũng phải chịu trách nhiệm về bạo lực leo thang ở nước này.

Chỉ huy FSA, Đại tá Riad al-Asad, nói với hãng tin BBC (Anh) rằng, ông không muốn người dân Syria cầm súng chống chế độ, “nhưng chúng tôi có quyền bảo vệ người dân vì cộng đồng quốc tế không làm gì”.

Ông Asad kêu gọi các nước cung cấp vũ khí cho FSA. Chỉ huy FSA nói ông tin rằng họ có thể “sớm lật đổ chế độ”.

Đức, Anh và Pháp đang thúc giục Liên Hợp Quốc ra nghị quyết lên án chính quyền ông Assad đàn áp đẫm máu người biểu tình. Một người phát ngôn của Đức nói, một số thành viên Liên đoàn Ảrập ủng hộ động thái mới này.

Ngày 16-11, Liên đoàn Ảrập ra thời hạn trong vòng 3 ngày, chính phủ Syria phải chấm dứt tình trạng bạo lực trong các cuộc biểu tình, nếu không sẽ phải đối mặt các biện pháp trừng phạt kinh tế. Liên đoàn sẽ cử khoảng 500 quan sát viên tới Syria nếu chính phủ nước này đồng ý thực hiện kế hoạch hòa bình để chấm dứt rối loạn chính trị.

Bộ trưởng Ngoại giao Pháp đang thăm Thổ Nhĩ Kỳ, họp bàn tìm cách giải quyết khủng hoảng ngày càng tăng ở Syria; một số nước đã rút đại sứ khỏi Syria. Theo Liên Hợp Quốc, khoảng 3.500 người thiệt mạng từ khi biểu tình chống chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad bùng nổ hồi tháng 3.

Nhật Vũ tổng hợp

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.