Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Chấn chỉnh giáo dục đạo đức, không để xảy ra gian lận

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị
TPO - Tại Hội nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo năm 2019 diễn ra trong 2 ngày 19-20/7, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã yêu cầu toàn ngành nâng cao tinh thần giáo dục toàn diện,chú trọng giáo dục đạo đức, không để tình trạng gian lận kết quả học tập, dạy thêm học thêm sai quy định.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 an toàn, nghiêm tục, đúng quy chế là nhờ có sự nỗ lực, trách nhiệm của lãnh đạo các địa phương, người đứng đầu các Sở GD&ĐT. Kết quả kỳ thi được Thủ tướng biểu dương, xã hội đồng thuận,  đánh giá cao. 

Bộ trưởng đề nghị các đại biểu tham dự hội nghị tập trung phân tích thuận lợi, khó khăn của địa phương; đặc biệt đưa ra đề xuất để những năm tới hoàn thành tốt hơn các nhiệm vụ được giao, trong đó có chuẩn bị chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPT) sẽ bắt đầu triển khai từ năm học 2020-2021. 

Kết quả thảo luận cho thấy, năm học qua, các địa phương đã tích cực quy hoạch mạng lưới trường lớp, dồn dịch điểm trường; bước đầu giảm đáng kể số lượng điểm trường lẻ,  phòng học tạm tranh tre nứa lá… từ đó nâng chất lượng học tập cho học sinh. Việc ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý, giảng dạy tại các nhà trường, Sở GD&ĐT được đẩy mạnh. Một hệ thống cơ sở dữ liệu trường học, sổ học bạ điện tử… đang được triển khai, tạo thuận lợi cho công tác quản lý của toàn ngành. Việc phân luồng giáo dục nghề nghiệp, đổi mới cơ chế quản lý, hội nhập quốc tế… cũng đạt những kết quả khả quan. 

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Chấn chỉnh giáo dục đạo đức, không để xảy ra gian lận ảnh 1 Toàn cảnh hội nghị

Trong đó, có ý kiến đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp tục giữ phương thức, cách thức tổ chức kỳ thi như năm nay.

Bên cạnh đó, lãnh đạo ngành giáo dục nhiều địa phương cũng kêu khó khi thực hiện các nhiệm vụ. Điển hình trong đó là việc thiếu giáo viên giáo viên khi thực yêu cầu tinh giảm biên chế và quy định chấm dứt hợp đồng chuyên môn trong các nhà trường. Việc sát nhập điểm trường ở một số tỉnh vùng núi khó khăn do điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo. 

Để chuẩn bị tốt cho chương trình GDPT mới, các Giám đốc Sở GD&ĐT đề nghị Bộ GD&ĐT có thêm các hướng dẫn cụ thể về việc xây dựng và thực hiện nội dung giáo dục địa phương, dạy học 2 buổi/ngày, chuẩn bị đội ngũ giáo viên đặc biệt là giáo viên môn học mới; lựa chọn sách giáo khoa, chuẩn bị trang thiết bị trường học…

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, những vấn đề còn tồn tại, có vướng mắc như: quy hoạch mạng lưới trường lớp, thừa thiếu cục bộ giáo viên… cần được sớm xử lý và chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới. 

Trong năm học mới, Bộ trưởng yêu cầu thực hiện nghiêm túc kỷ cương trường học.“Kỷ cương trong ngành giáo dục phải được tiếp tục nâng cao, thầy ra thầy, trò ra trò. Mỗi học sinh, giáo viên, trường học, cán bộ quản lý phải trung thực, liêm chính trong công việc của mình, không để tình trạng gian lận kết quả học tập, dạy thêm học thêm sai quy định”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.

Bộ trưởng yêu cầu toàn ngành nâng cao tinh thần giáo dục toàn diện, trong đó chú trọng thêm giáo dục đạo đức làm người, giáo dục thể chất cho học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy và học trong các nhà trường theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất cho người học, cần được triển khai rộng rãi, để nâng cao chất lượng đào tạo, sẵn sàng cho chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai từ năm 2020-2021.

MỚI - NÓNG
Sở TN&MT Hà Nội nói gì về tình trạng thổi giá, bỏ cọc đấu giá đất?
Sở TN&MT Hà Nội nói gì về tình trạng thổi giá, bỏ cọc đấu giá đất?
TPO - Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, đấu giá đất vừa qua tại huyện Thanh Oai và Hoài Đức có hiện tượng một nhóm người tham gia đấu giá không có nhu cầu ở, mà để kinh doanh, đầu cơ, trả giá cao hơn giá thị trường sau đó bỏ cọc. Việc đầu cơ dẫn đến phức tạp trong quản lý đất đai.