Bỏ sổ hộ khẩu giấy, thủ tục nhập khẩu vào Hà Nội ra sao?

0:00 / 0:00
0:00
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
TPO - Từ 1/7, Luật Cư trú 2020 có hiệu lực, sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy sẽ bị "xoá sổ". Vậy những thủ tục, điều kiện để nhập khẩu vào các thành phố lớn như Hà Nội liệu có dễ dàng hơn so với trước đây?

Ngoài ra, Luật Cư trú 2020 đã bỏ một số điều kiện đặc thù của địa phương cũng như rút ngắn thời gian khi công dân đăng ký thường trú so với trước đây. Tuy nhiên, một số người dân vẫn tỏ ra băn khoăn khi bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy thì những thủ tục, điều kiện để nhập khẩu vào các thành phố lớn như Hà Nội liệu có dễ dàng hơn so với trước đây?

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên, đại tá Nguyễn Hồng Ky – Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, theo Luật Cư trú 2020, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy đã cấp vẫn có giá trị sử dụng đến hết 31/12/2022. Đối với những công dân muốn đăng ký thường trú, tạm trú tại Hà Nội vẫn tuân thủ theo các quy định.

Tuy nhiên, theo đại tá Ky, Luật Cư trú 2020 có một số điểm mới như bỏ điều kiện đặc thù của địa phương, trong đó có Luật Thủ đô và mọi công dân đều như nhau khi đăng ký thường trú, tạm trú tại Hà Nội.

Trước đây, Luật Thủ đô quy định công dân ở nơi khác đến đăng ký thường trú tại Hà Nội phải có thời gian tạm trú liên tục là 1 năm đối với ngoại thành; 3 năm tạm trú liên tục tại nội thành trở lên khi đăng ký ở nội thành.

Cũng theo đại tá Nguyễn Hồng Ky, Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định điều kiện công dân được đăng ký thường trú cần có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình hoặc được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp như: vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột;…

“Khi bỏ sổ hộ khẩu giấy công tác quản lý sẽ rất thuận lợi vì trước đây cơ quan chức năng quản lý thủ công trên giấy tờ dẫn đến không thuận tiện cho người dân. Do đó, khi thay đổi cách quản lý bằng công nghệ điện tử có đặc tính liên thông giữa các đơn vị sẽ giảm được nhiều thủ tục và thuận lợi hơn rất nhiều” – đại tá Ky thông tin.

Đại tá Nguyễn Hồng Ky lấy ví dụ, trước đây, ông A từ tỉnh B tới Hà Nội tạm trú thì phải thực hiện thủ tục thông báo với nơi ở cũ và có giá trị trong thời gian nhất định. Tuy nhiên, khi quản lý bằng công nghệ điện tử, có thể ông A chỉ cần khai báo với công an địa phương chuyển hồ sơ lên hệ thống, sau đó, đến nơi muốn đăng ký tạm trú là công an cấp phường, quận khai báo tiếp nhận thông tin, làm thủ tục.

Luật Cư trú 2020 cũng quy định, đối với trường hợp công dân vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng sẽ bị xóa đăng ký thường trú. Nếu vắng mặt liên tục tại nơi tạm trú từ 6 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác bị xóa đăng ký tạm trú.

Đối với thủ tục đăng ký thường trú cũng được rút ngắn từ 15 ngày xuống 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trường hợp từ chối đăng ký thì cơ quan đăng ký cư trú phải trả lời bằng văn bản cho công dân và nêu rõ lý do.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.