Bộ GD&ĐT điều chỉnh khung thời gian năm học như thế nào?

Bộ GD&ĐT điều chỉnh khung thời gian năm học như thế nào?
TPO - Bộ GD&ĐT vừa chính thức có quyết định điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020. Nhiều mốc thời gian trong kế hoạch năm học thời gian tới sẽ thay đổi sau khi học sinh nghỉ phòng dịch Covid-19.

Theo đó, năm học kết thúc trước ngày 30/6/2020 (muộn hơn quy định trước đó 1 tháng).

Thời gian xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học, xét công nhận tốt nghiệp THCS trước ngày 15/7/2020.

Thời gian hoàn thành tuyển sinh lớp 10 trước ngày 15/8/2020.

Thời gian thi THPT quốc gia từ ngày 23/7 đến 26/7/2020.

Bộ GD&ĐT cũng đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục bám sát tình hình dịch bệnh, chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn trường học theo hướng dẫn của Bộ Y tế và các cơ quan chuyên môn, xem xét, quyết định cho trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên, học viên đi học trở lại từ ngày 2-3-2020.

Căn cứ vào các mốc thời gian nêu trên, các địa phương chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục năm học 2019-2020 và chuẩn bị năm học 2020-2021.

Trường hợp địa phương quyết định cho học sinh đi học trở lại muộn hơn trong tháng 3 thì phải căn cứ vào các mốc thời gian nói trên xây dựng kế hoạch học bù để bảo đảm chương trình, kịp thời gian kết thúc năm học và thi trung học phổ thông quốc gia của cả nước.

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.