Bỏ điểm sàn, giữ chất lượng bằng cách nào?

Bỏ điểm sàn, giữ chất lượng bằng cách nào?
TP - Trước thông tin về việc bỏ điểm sàn (ĐS) trong tuyển sinh bắt đầu từ năm 2014 được Bộ GD&ĐT thông báo khiến dư luận nhà tuyển sinh ĐH, CĐ không khỏi băn khoăn, Tiền Phong đã trao đổi với các chuyên gia giáo dục xung quanh vấn đề ĐS câu hỏi đặt ra: Bỏ điểm sàn, ngành GD&ĐT lấy tiêu chí nào để đảm bảo chất lượng đầu vào tuyển sinh?

Bất ngờ?

Ngỡ ngàng trước thông tin bỏ điểm sàn, ông Vũ Văn Hóa, Phó HT trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN nói: “vẫn giữ ba chung phải có điểm sàn, phải có chuẩn mực mới khống chế được chất lượng, không thể để điểm tuyển sinh quá thấp được. Nếu thí sinh không biết gì, đạt 5-6 điểm, sao có thể đào tạo được. Ông Hóa khẳng định: Cần phải có ngưỡng tối thiểu và phải là kết quả thi ba môn.

Theo ông Hoàng Minh Sơn, Trưởng phòng đào tạo ĐH Bách khoa Hà Nội, cần có một chuẩn đầu vào vì đó ngưỡng tối thiểu để vào học ĐH, tùy các khối ngành khác nhau.

Thay mặt khối NCL, ông Lê Viết Khuyến, Trưởng Ban hỗ trợ chất lượng GD Đại học, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập (NCL) cho rằng việc bỏ ĐS không chỉ liên quan riêng tới khối trường NCL mà liên quan đến toàn hệ thống. Hiệp hội giữ quan điểm là: không phải bỏ ĐS để dẫn tới tình trạng loạn tuyển sinh, tuyển sinh bừa bãi...

Ông Nguyễn Kim Sơn, Phó GĐ ĐHQG HN, thuộc top 1 ĐH cũng lưu ý trường hợp các trường không coi trọng sản phẩm đầu ra, không sàng lọc thì việc bỏ ĐS sẽ ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo, mặc dù sản phẩm đào tạo không đảm bảo chất lượng thì tự gánh chịu hậu quả, thậm chí, đóng cửa trong tương lai.

Giữ chất lượng bằng cách nào?

Ông Hoàng Minh Sơn đặt vấn đề: Trước kia, ngưỡng tuyển sinh là ĐS. Nhưng ĐS đã không phản ánh được ngưỡng tối thiểu. Đã đến lúc, ngành GD&ĐT nghiên cứu và xây dựng bộ tiêu chí chuẩn đầu vào: Ví dụ có thể dựa vào điểm thi, có thể là tốt nghiệp phổ thông hay thi tuyển sinh là tùy, kết quả học tập THPT. Dù là kỳ thi nào đề thi cũng phải bám sát đề cương chuẩn đầu vào.

Ông Vũ Văn Hóa đặt câu hỏi: Nếu dùng kết quả 3 năm phổ thông còn gọi gì là tuyển nữa. Theo ông Hóa cách đây 1 thập kỷ, khi tuyển sinh dựa vào kết quả học tập, từng có việc học bạ bị chữa be bét; con ông cháu cha hoặc con em giáo viên được vào thẳng, được “cấy” điểm (thuật ngữ thường dùng thời đó) để có học bạ đẹp. Còn nếu căn cứ vào điểm thi tốt nghiệp khi kỳ thi này thì khổ nỗi có những thí sinh điểm trung bình rất cao còn điểm thi lại rất thấp.

Chuyên gia giáo dục giàu kinh nghiệm chinh chiến tại Bộ GD&ĐT Lê Viết Khuyến nói: Theo Luật GD ĐH, khi các trường đã tự chủ tuyển sinh, nếu còn giữ ĐS chung do Bộ nắm giữ thì sẽ biến cả nước thành một trường ĐH lớn. Để đảm bảo xã hội không phải lo lắng về việc các trường có thể tuyển sinh vô tội vạ, Bộ GD&ĐT nên công bố chuẩn trình độ đầu vào tối thiểu đối với các trường ĐH, CĐ. 

Thực chất của việc “bỏ điểm sàn”

Bộ GD&ĐT giữ quan điểm là các trường ĐH muốn đào tạo một nguồn nhân lực tốt vẫn phải có một ngưỡng đầu vào. Vấn đề chỉ khác là, lâu nay chỉ đặt một ngưỡng là điểm sàn, nay ngưỡng được cải tiến cho khoa học hơn, linh hoạt hơn, phù hợp hơn với tính đa dạng các ngành đào tạo mà vẫn đảm bảo chất lượng đầu vào. Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng, Bộ GD&ĐT. H.T

MỚI - NÓNG