BHXH hỗ trợ doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho người dân

Trung tâm công nghệ thông tin của BHXH Việt Nam.
Trung tâm công nghệ thông tin của BHXH Việt Nam.
TP - Trong bổi cảnh dịch bệnh COVID-19, dù khi bùng phát hay đã được khống chế tại Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam luôn đồng hành cùng doanh nghiệp. Cùng đó, ngành BHXH tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

Đồng hành cùng doanh nghiệp

Trải qua 5 tháng đầu năm 2020, với sự bùng phát của dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp (DN) và hàng ngàn người lao động (NLĐ).

Với vai trò của mình, chính sách BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã giúp đảm bảo phần nào đời sống, củng cố sức khoẻ cho hàng ngàn NLĐ thất nghiệp và gia đình; giảm thiểu áp lực tài chính với các đơn vị, DN để ưu tiên cho sản xuất, kinh doanh; góp phần ổn định kinh tế - xã hội của đất nước. Điều này càng khẳng định vai trò của chính sách BHXH, BHYT, BHTN trong hệ thống an sinh xã hội đất nước.

Cùng chung tay vượt qua đại dịch, BHXH Việt Nam đã khẩn trương, quyết liệt triển khai nhiều giải pháp. BHXH Việt Nam đã nhanh chóng xin chủ trương và hướng dẫn các DN, đơn vị thực hiện tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất; thực hiện chi trả kịp thời trợ cấp thất nghiệp cho NLĐ mất việc làm do dịch bệnh; đảm bảo công tác khám chữa bệnh BHYT; hỗ trợ người dân, NLĐ, DN trong khai báo y tế điện tử, đóng BHXH, BHYT…

Toàn Ngành luôn nỗ lực vì tinh thần chung nhằm đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHYT, BHTN và tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho DN phát triển. 

Trong bối cảnh cách ly xã hội để phóng chống dịch COVID-19, vài trò của giao dịch điện tử càng chiếm vị trí quan trọng, đảm bảo giao dịch giữa người dân, DN với cơ quan BHXH vẫn được duy trì. Tính đến hết tháng 5, BHXH Việt Nam đã cung cấp 18/27 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, trong đó dịch vụ công mức độ 4 là 12/27 thủ tục.

BHXH Việt Nam cũng cung cấp, phối hợp xác nhận thông tin 9 dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Kết quả, từ ngày 16 - 31/5, BHXH đã tiếp nhận và giải quyết gần 300 hồ sơ của các DN liên quan tới dịch COVID-19 trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Cùng đó, BHXH các địa phương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua giao dịch điện tử, bộ phận 1 cửa; qua dịch vụ bưu chính. Nhờ đó, trong 5 tháng vừa qua, đã có hơn 47 triệu hồ sơ được giải quyết, không bị tồn đọng do dịch bệnh.

Đảm bảo quyền lợi người thụ hưởng

BHXH Việt Nam xác định, thời gian tới sẽ tiếp tục nỗ lực để hoàn thành mục tiêu mở rộng người tham gia BHYT, BHXH tự nguyện đã đặt ra cho năm 2020. Tiếp tục ưu tiên cho việc bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời trả quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHYT, BHTN.

Cùng đó, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, đặc biệt trong hỗ trợ DN, người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19. 

BHXH sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thanh kiểm tra liên ngành, chuyên ngành tại một số đơn vị, DN có dấu hiệu lạm dụng, trục lợi BHXH, BHTN, BHYT; tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc giải quyết, chi trả các chế độ BHXH, BHTN; chủ động kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT… Qua đó kịp thời xử lý, kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHTN, BHYT. 

Về ứng dụng công nghệ thông tin, BHXH Việt Nam sẽ tập trung hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm; hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, các phần mềm nghiệp vụ của ngành; rà soát xử lý dữ liệu thẻ BHYT cấp trùng; hoàn thiện dữ liệu hộ gia đình, cấp mã số BHXH cho người tham gia; mở rộng cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4…

Hệ thống Chăm sóc khách hàng của BHXH đã kịp thời hỗ trợ, tư vấn, giải đáp thoả đáng cho người dân, tổ chức và DN về việc tham gia và thụ hưởng BHXH, BHYT, BHTN. Trong 5 tháng qua, Hệ thống tổng đài 1900.9068 đã tiếp nhận và trả lời khoảng 160.000 cuộc gọi hỏi về chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

MỚI - NÓNG
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
TPO - Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.