Mở rộng BHXH tự nguyện nhưng không giảm BHXH bắt buộc

Cán bộ BHXH tỉnh Lai Châu tuyên truyền trực tiếp cho người dân về chính sách BHXH tự nguyện.
Cán bộ BHXH tỉnh Lai Châu tuyên truyền trực tiếp cho người dân về chính sách BHXH tự nguyện.
Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam Đào Việt Ánh khẳng định, trong bối cảnh dịch COVID-19, người lao động mất việc làm và dừng đóng BHXH tăng, ngành sẽ cố gắng giữ chân người lao động ở lại với BHXH. Đảm bảo, tăng người tham gia BHXH tự nguyện nhưng không để giảm người tham gia BHXH bắt buộc.

Mở rộng BHXH tự nguyện

Theo số liệu của BHXH Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm nay, số người tham gia BHXH bắt buộc, Bảo hiểm Y tế (BHYT) giảm so với cùng kỳ. Cơ quan này lý giải, điều này chủ yếu do, ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nên nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, người lao động không có việc làm phải ngưng việc, nghỉ việc. Mất việc làm, giảm thu nhập nên 1 bộ người lao động không thể tham gia hoặc tiếp tục tham gia BHXH, BHXH tự nguyện, BHYT… 

Ông Đinh Duy Hùng, Phó trưởng Ban thu (BHXH Việt Nam) lý giải, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về nguyên liệu và đầu ra sản phẩm. Đặc biệt, 1 số doanh nghiệp phải dừng hoạt động, cho lao động nghỉ việc luân phiên, hạn chế tuyển dụng lao động mới... Thực tế đó dẫn tới sự sụt giảm người tham gia BHXH bắt buộc từ 700-800 nghìn người như các năm trước.

Cùng với đó, do dịch bệnh, nên việc tuyên truyền mởi rộng người tham gia BHXH tự nguyện cũng gặp khó khăn. “Với số người dừng tham gia BHXH, số người mới tham gia giảm, để đạt mục tiêu phát triển BHXH như các năm trước, năm nay số người tham gia mới phải tăng gấp đôi”, ông Hùng nói. Ngoài ra, năm nay só doanh nghiệp và số nợ BHXH có thể tăng lên, do doanh nghiệp khó khăn.

Theo Phó Tổng Giám đốc Đào Việt Ánh, tới hết tháng 5 đã có khoản 1,5 triệu lao động mất việc làm, trong đó có 959.000 người bị chấm dứt hợp đồng lao động. Số người bị chấm dứt hợp đồng lao động này sẽ dừng tham gia BHXH bắt buộc, nên cơ BHXH xác định đây là đối tượng vấn động chính để tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.

“Điều quan trọng là phải giữ được tổng người tham gia BHXH không giảm. Còn người tham gia BHXH tự nguyện tăng nhưng BHXH bắt buộc lại giảm vẫn không hoàn thành mục tiêu”, ôn Ánh nói thêm. 

Để giữ chân người lao động ở lại hệ thống BHXH, BHXH Việt Nam kịp thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, ứng phó với dịch bệnh COVID-19, như: thực hiện tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất; chi trả chế độ Bảo hiểm Thất nghiệp (BHTN) cho người lao động bị mất việc do dịch bệnh gây ra; đảm bảo công tác khám chữa bệnh BHYT…

Đạt 50% kế hoạch phát triển BHXH tự nguyện

Trong bối cảnh dịch COVID-19, vai trò của BHXH, BHYT, BHTN đã giúp đảm bảo an sinh cho người lao động. Đặc biệt, trợ cấp thất nghiệp đã phần nào hỗ trợ cuộc sống cho hàng nghìn người lao động mất việc và gia đình họ. Cùng đó, giảm áp lực kinh tế đối với các đơn vị, doanh nghiệp, góp phần ổn định kinh tế, xã hội của đất nước.

Theo BHXH Việt Nam, tính hết tháng 5 vừa qua, tổng số người tham gia BHXH bắt buộc hơn 14,4 triệu người (giảm 11,5 nghìn người so với tháng 4, giảm 796 nghìn người so với năm 2019). Đáng chú ý, số người tham gia BHXH tự nguyện đã tăng lên hơn 600 nghìn người (đạt 50% kế hoạch giao cả năm, tăng 42 nghìn người so với tháng 4, và tăng 26 nghìn người so với năm trước). Tổng số người tham BHYT hơn 85 triệu người (đạt 96,6% kế hoạch năm). Số người tham gia BHXH bắt buộc giảm chủ yếu do người lao động mất việc làm vì dịch COVID-19.

Công tác giải quyết, chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho người tham gia được ngành BHXH thực hiện đầy đủ, kịp thời, giúp người dân vượt qua khó khăn trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn ra phức tạp.

Tới ngày 3/6, BHXH đã giải quyết chế độ hàng tháng cho trên 50 nghìn người; giải quyết cho hơn 353 nghìn người hưởng chế độ BHXH một lần, tai nạn lao động, tuất 1 lần với số tiền hơn 13.100 tỷ đồng; chi trả các chế độ BHTN cấp thất nghiệp cho hơn 558 nghìn người, với số tiền hơn 5.000 tỷ đồng.

Tính tới ngày 4/6, Hệ thống giám định BHYT đã tiếp nhận đề nghị thanh toán số tiền khám chữa bệnh BHYT hơn 38.000 tỷ đồng, tương đương 38% dự toán cả năm.

Chỉ sau 2 ngày (23-24/5) ra quân truyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, trên toàn quốc đã có hơn 30.000 người tham gia BHXH tự nguyện; thêm gần 5.000 người tham gia BHYT hộ gia đình. 

MỚI - NÓNG