Mắc vẩy nến, người bệnh có thể bị mất xương?
Các nhà nghiên cứu (đứng đầu là Erwin Wagner) tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Quốc gia Tây Ban Nha (CNIO) đã phát hiện ra rằng, bệnh nhân vẩy nến phải trải nghiệm một cảm giác “bi thương” – đó là bị mất xương. Đây được xem như một hậu quả của bệnh này. Ngoài ra, nghiên cứu của họ còn mô tả mối liên quan được thiết lập giữa làn da bị viêm và sự mất xương. Phát hiện này nhấn mạnh lợi ích trong điều trị bệnh vẩy nến với các thuốc đã có trên thị trường hoặc các thuốc đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng – những thuốc có thêm tác dụng hữu ích đối với xương.
Người mắc vẩy nến từ lâu đã biết đến nguy cơ cao gặp phải một số vấn đề như: hội chứng chuyển hóa, béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch... Và bây giờ, các nhà nghiên cứu CNIO đã phát hiện ra thêm một “nguy cơ” nữa mà chúng ta có thể gặp phải nếu mắc căn bệnh này.
Tác giả đầu tiên của nghiên cứu, ông Özge Uluçkan cho biết: "Chúng tôi đã phát hiện ra bệnh vẩy nến có thể dẫn tới sự mất mát của các mô xương. Ở đây không có sự phá hủy xương, mà trái lại, trong chu kỳ tái tạo, xương không được hình thành với tốc độ cần thiết để thay thế những gì đang bị mất đi. Do đó, khối lượng xương của bệnh nhân bị giảm theo thời gian". Quá trình này diễn ra bằng cách: ức chế sự hoạt động của các nguyên bào xương (là các tế bào sản sinh ra nền xương để xương có thể phát triển trong thời thơ ấu và thanh niên) và vẫn còn trong tình trạng tốt ở tuổi trưởng thành.
Các bài nghiên cứu chi tiết được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine (Mỹ).
Bệnh vẩy nến được điều trị như thế nào tại Việt Nam?
Nghiên cứu trên là lời cảnh báo với bệnh nhân vẩy nến. Để tránh gặp phải hậu quả ảnh hưởng đến xương khớp từ vẩy nến, mọi người cần có ý thức điều trị căn bệnh này một cách nghiêm túc, kiên trì theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tại Việt Nam, có một lợi thế so với phương Tây đó là nguồn thảo dược dồi dào và kinh nghiệm lưu truyền dân gian về hiệu quả của từng loại thảo mộc đối với vẩy nến. Các nhà khoa học đã phối hợp thành công phương pháp chữa bệnh dân gian bằng thảo dược với dây chuyền sản xuất hiện đại để tạo nên thực phẩm chức năng viên uống tiện dùng, giúp người bệnh hỗ trợ điều trị vẩy nến hiệu quả, an toàn khi sử dụng lâu dài.
Chữa vẩy nến bằng thảo dược là xu hướng trên thế giới hiện nay (Ảnh minh họa)
Trong đó, sản phẩm tiêu biểu, được ứng dụng nhiều để hỗ trợ điều trị vẩy nến là thực phẩm chức năng có thành phần chính từ cây sói rừng (giúp chống tự miễn), kết hợp với các thảo dược khác như bạch thược, nhũ hương, hoàng bá… giúp điều hòa miễn dịch, giảm viêm ngứa, tái tạo một làn da khỏe mạnh; loại bỏ sạch vẩy nến, giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và ngăn chặn vẩy nến tái phát.
Duy trì sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ cây sói rừng kết hợp với giữ cho cơ thể khỏe mạnh, tâm lý thoải mái sẽ là biện pháp hữu ích giúp bạn đẩy lùi căn bệnh này, mà không cần lo ngại gặp phải tình trạng mất xương.
Thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang - Sản phẩm cho người bị vẩy nến do tự miễn
Vẩy nến là các biểu hiện tổn thương ngoài da. Người bị vẩy nến do tự miễn thường rất tự ti khi giao tiếp, ngại gặp mọi người xung quanh, khiến cho công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều.
Người bị vẩy nến có thể sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang. Kim Miễn Khang với thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với các thành phần khác như: L-carnitine fumarate, nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa triệu chứng các bệnh tự miễn như vẩy nến. Giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể trong các bệnh tự miễn dịch.
Để đạt hiệu quả, Kim Miễn Khang có thể được sử dụng theo từng đợt từ 3-6 tháng.