Bắt đầu xử lý bùn sông Tô Lịch thành khí CO2 bằng 'bảo bối' Nhật

TPO - Sau 1 tháng xử lý nước thải, các chuyên gia Nhật Bản cho quây rào sắt khoảng 70m2 sông Tô Lịch, đoạn gần nút giao Hoàng Quốc Việt (Hà Nội) để tiến hành phân hủy bùn thành khí CO2 và nước bằng công nghệ Nano-Bioreactor.
Bắt đầu xử lý bùn sông Tô Lịch thành khí CO2 bằng 'bảo bối' Nhật ảnh 1

Sáng nay (17/6), các chuyên gia Nhật Bản cho quây rào sắt khoảng 70m2 sông Tô Lịch, đoạn gần nút giao Hoàng Quốc Việt, để xử lý bùn.

Bắt đầu xử lý bùn sông Tô Lịch thành khí CO2 bằng 'bảo bối' Nhật ảnh 2

Các chuyên gia cho biết, sau hơn 1 tháng thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor, nước sông tuy vẫn còn màu đen những đã trong hơn và bớt mùi hôi thối nhưng lượng bùn dưới đáy còn dày. 

Bắt đầu xử lý bùn sông Tô Lịch thành khí CO2 bằng 'bảo bối' Nhật ảnh 3

Theo kết quả quan trắc, độ dày của bùn đã giảm từ 15-20cm, nồng độ khí độc Hydro Sunfua(H2S), khí Amoniac (NH3) gây mùi hôi thối khó chịu đã giảm hẳn.

Bắt đầu xử lý bùn sông Tô Lịch thành khí CO2 bằng 'bảo bối' Nhật ảnh 4

Các chuyên gia đặt 4 tấm vật liệu Bioreactor trong khu vực được quây rào sắt. Nước thải cạnh máy Nano liên tục bơm vào tạo dòng chảy lưu thông.

Bắt đầu xử lý bùn sông Tô Lịch thành khí CO2 bằng 'bảo bối' Nhật ảnh 5

Theo các chuyên gia người Nhật, lớp bùn bẩn tích tụ rất dày, để xử lý hết phải mất thời gian sau 2 tháng.

Bắt đầu xử lý bùn sông Tô Lịch thành khí CO2 bằng 'bảo bối' Nhật ảnh 6

Theo đánh giá, hiện mực nước sông Tô Lịch thấp, không đủ nước để dẫn bọt khí nano đến khu vực bùn cao hơn mực nước. Các chuyên gia Nhật Bản đã quyết định quây khu vực này để cho mọi người thấy hiệu quả cho "bảo bối".

Bắt đầu xử lý bùn sông Tô Lịch thành khí CO2 bằng 'bảo bối' Nhật ảnh 7

Các tấm Bioreactor được làm chủ yếu từ đá núi lửa Nhật Bản, không tan trong nước, tồn tại thời gian lâu. Chuyên gia chia sẻ công nghệ này ở Nhật đã có từ năm 1994.

Bắt đầu xử lý bùn sông Tô Lịch thành khí CO2 bằng 'bảo bối' Nhật ảnh 8

"Công nghệ Nhật Bản có thể duy trì làm sạch lâu dài thay thế cho nạo vét bùn bằng cơ học", chuyên gia chia sẻ.

Bắt đầu xử lý bùn sông Tô Lịch thành khí CO2 bằng 'bảo bối' Nhật ảnh 9

Dàn phun nước bơm sông Tô Lịch vào khu vực trình diễn xử lí bùn.

Bắt đầu xử lý bùn sông Tô Lịch thành khí CO2 bằng 'bảo bối' Nhật ảnh 10

Các chuyên gia Nhật Bản cho biết, với công nghệ Nano-Bioreactor, các hộp thiết bị đặt chìm dưới nước sẽ tạo ra dòng khí nano khuếch tán vào dòng nước, kích thích các vi sinh vật hoạt động, từ đó giải phóng oxy, xử lý bùn thải, tạo nên môi trường trong lành hơn.

Bắt đầu xử lý bùn sông Tô Lịch thành khí CO2 bằng 'bảo bối' Nhật ảnh 11

Các chuyên gia lấy mẫu nước về xét nghiệm

Bắt đầu xử lý bùn sông Tô Lịch thành khí CO2 bằng 'bảo bối' Nhật ảnh 12

Mất 7-10 ngày sẽ có kết quả phân tích mẫu nước được thí điểm sau 1 tháng làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản.

Bắt đầu xử lý bùn sông Tô Lịch thành khí CO2 bằng 'bảo bối' Nhật ảnh 13

Việc làm sạch sông Tô Lịch được nhiều sự quan tâm của người dân Thủ đô, mong mỏi, chờ đợi điều kỳ diệu sẽ diễn ra ở đoạn sông này.

MỚI - NÓNG
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
TPO - Mưa lớn kéo dài cùng nước từ thượng nguồn đổ về đã gây ngập úng, chia cắt giao thông một số khu vực ở Hà Tĩnh. Ngành chức năng địa phương đã xả tràn các hồ chứa để ứng phó mưa lũ có thể xảy ra.