Theo đánh giá của Công ty CP Cải thiện môi trường Nhật Việt (JEV) lượng bùn và mùi hôi ở sông Tô Lịch (Hà Nội) đã giảm sau hai tuần thí điểm xử lý ô nhiễm môi trường sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano – Bioreactor
TS Kubo Jun, đoàn chuyên gia Nhật Bản trực tiếp lội xuống sông kiểm tra máy móc.
Vị chuyên gia Nhật lội ra chỗ ô nhiễm, nổi váng đục nhất để lấy mẫu nước.
TS Kubo Jun tự lấy bùn chưa xử lý lên ngửi.
Ông Jun lần lượt lấy 4 mẫu nước, bùn ở 2 khu vực trước và sau xử lý.
Theo chuyên gia Nhật Bản cho biết nước ở lớp mặt của sông đã trong hơn rõ rệt: "Những gì chúng ta nhìn thấy màu đen là lớp bùn dưới đáy vẫn gồm cát, sỏi chưa phân hủy được do không phải chất hữu cơ. Còn lớp bùn ở những khu vực không đặt máy xử lý thì vẫn còn mùi và có độ nhớt, dính do còn chứa nhiều chất thải hữu cơ"
Đánh giá của JEV, sau 2 tuần thực hiện (từ 15/5 – 31/5) kết quả độ dày bùn của sông Tô Lịch đã giảm đáng kể. Trong đó, tại điểm (B) cách cầu Hoàng Quốc Việt 50m, độ dày bùn trước ngày 15/5 là 91,3cm đến thời điểm ngày 31/5 là 72cm. Tương tự, tại điểm (C) cách cầu Hoàng Quốc Việt 110m chỉ số lần lượt là 96,7cm và 76cm; Tại điểm (D) cách cầu Hoàng Quốc Việt 210m chỉ số lần lượt là 87,7cm và 79cm.
Trước đó, ngày 16/5, các chuyên gia Nhật Bản và TP Hà Nội bắt đầu triển khai phương án thí điểm xử lý ô nhiễm, làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano Bioreactor. Đây là dự án do đoàn chuyên gia Nhật Bản phối hợp với Công ty CP Cải thiện Môi trường Nhật Việt thực hiện bằng nguồn tài trợ của Nhật Bản.
Từ những kết quả thiết thực sau 20 ngày trên dòng sông này, cư dân Thủ đô đã không khỏi mong mỏi, chờ đợi điều kỳ diệu sẽ diễn ra ở đoạn sông này.