Ban Chấp hành T.Ư có nghị quyết, Chính phủ sẽ có ngay dự thảo Luật Đất đai

Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà. Ảnh PV
Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà. Ảnh PV
TPO - “Khi có nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về chính sách pháp luật đất đai cho giai đoạn 2021- 2030, Chính phủ chắc chắn sẽ có ngay trên bàn dự thảo Luật Đất đai để trình Quốc hội”, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà khẳng định.

Ngày 15/6, báo cáo giải trình tại Quốc hội liên quan đến việc sửa Luật Đất đai, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết, Bộ Chính trị đã có kết luận, khẳng định phải tiếp tục nghiên cứu, không chỉ là một số điều nữa mà phải sửa đổi toàn diện cơ chế chính sách pháp luật.

Việc sửa đổi liên quan rất nhiều đối tượng nên cần phải làm hết sức thận trọng, kỹ lưỡng, toàn diện từ vấn đề lý luận cho đến vấn đề thực tiễn. Đặc biệt chú ý hơn 60% những người đang sử dụng đất. Đây là những người nông dân ở nông thôn và nhiều vấn đề hệ trọng, quan trọng khác cần phải tổng kết cả lý luận và thực tiễn.

“Qua ý kiến của Bộ Chính trị thấy rằng cần phải sửa toàn diện và chúng ta biết thực tế sửa Luật Đất đai bao giờ cũng liên quan đến kinh tế - xã hội, chính trị. Bởi vậy thông thường là có nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương đi trước. Qua 6 lần sửa, chúng ta đều cụ thể hóa Nghị quyết của Đại hội và đều có một nghị quyết của Trung ương đi trước để chuẩn bị cho việc sửa đổi toàn diện Luật Đất đai năm 2003. Nên đây là lý do mà Bộ Chính trị đã có chỉ đạo sửa đổi toàn diện, thận trọng”, ông Hà cho hay.

Cũng theo Bộ trưởng, Chính phủ, Quốc hội đã cân nhắc thời điểm, nội dung, phương pháp… “Khi có nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về chính sách pháp luật đất đai cho giai đoạn 2021-2030, Chính phủ chắc chắn sẽ có ngay trên bàn dự thảo Luật Đất đai để trình Quốc hội”, ông Hà khẳng định.

Liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường, an ninh tài nguyên nước, ông Hà cho biết, vấn đề này đã được thực hiện cam kết thông qua dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi lần này. Làm sao để xu thế suy thoái môi trường, mất cân bằng môi trường hiện nay phải đảo ngược.

Đồng thời, phải đảm bảo thực hiện được Hiến pháp, đó là đảm bảo cho chất lượng và quyền của người dân được sống trong môi trường trong lành. Toàn bộ quan điểm, chủ trương chỉ đạo đã được Bộ Chính trị thông qua Kết luận số 65 khi sơ kết Nghị quyết số 24 về vấn đề chủ động ứng phó biến đổi khí hậu.

“Nhà nước sẽ cam kết vào đầu tư, vào những vấn đề môi trường do lịch sử để lại. Người dân và doanh nghiệp sẽ đóng vai trò trung tâm trong vấn đề triển khai thực hiện, kể cả vấn đề giám sát”, ông Hà cho hay.

“Với tinh thần như chống dịch COVID-19 vừa qua, cũng như tinh thần truyền thống của dân tộc khi chống giặc, với vấn đề môi trường hiện nay, ô nhiễm là một kẻ thù. Chúng ta phải có quan điểm đảm bảo môi trường và chống ô nhiễm môi trường như chống giặc”, ông Hà nêu.

MỚI - NÓNG
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
TPO - Trao đổi với PV báo Tiền Phong, Đại tá Nguyễn Khoẻ - Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên, cho biết: "Tất cả các lực lượng Công an tỉnh Phú Yên đã sẵn sàng làm nhiệm vụ nhằm đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ an toàn cho các du khách đến địa phương và vận động viên tham gia Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 65 - năm 2024".