Bám biển đến cùng

Nhiều tổ liên kết sản xuất, giúp ngư dân Bình Thuận bám biển đến cùng (Phong Châu)
Nhiều tổ liên kết sản xuất, giúp ngư dân Bình Thuận bám biển đến cùng (Phong Châu)
TP - Để giúp ngư dân bám biển, nhiều mô hình liên kết đánh bắt đã hình thành trên các vùng ven biển ở Bình Thuận. Đây cũng là tỉnh đầu tiên của cả nước xuất hiện mô hình đội tàu hậu cần thu mua hải sản của ngư dân ngoài khơi xa; được Bộ NN&PTNT đánh giá là tỉnh đầu tiên thành công trong mô hình “tổ liên kết sản xuất trên biển”.

> Hải quân Trung Quốc dùng vũ khí uy hiếp ngư dân Phú Yên

Nhiều tổ liên kết sản xuất, giúp ngư dân Bình Thuận bám biển đến cùng (Phong Châu)
Nhiều tổ liên kết sản xuất, giúp ngư dân Bình Thuận bám biển đến cùng (Phong Châu).
 

Mua cá của dân ngay trên biển

Ngư dân trên đảo Phú Quý đã hình thành những đội tàu hậu cần có công suất lớn cùng theo ngư dân ra khơi xa. Ngư dân đánh bắt cá được đến đâu thì các tàu này mua ngay đến đó. Không chỉ thu mua hải sản của ngư dân ngay trên biển, các tàu hậu cần còn cung cấp đá ướp lạnh, thực phẩm, dầu cho ngư dân. Như vậy, ngư dân vừa giảm được chi phí vừa bán được sản phẩm mà không mất thời gian phải chạy vào bờ, có khi mất cả ngày đường mới vào đến nơi.

Anh Lê Minh Tháp, chủ một doanh nghiệp trên đảo Phú Quý có 6 chiếc tàu chuyên thu mua hải sản và cung cấp nhu yếu phẩm, dầu cho ngư dân trên biển, kể: “Đội tàu của chúng tôi có thể mua hàng trăm tấn hải sản mới vận chuyển vào bờ. Chúng tôi mua của ngư dân với giá như mua tại bờ. Ngư dân thì giảm chi phí đầu ra còn chúng tôi thì mua được hàng tươi sống. Bây giờ chúng tôi còn có đội sơ chế hải sản ngay trên biển; có thể sản xuất hàng ngay trên biển nửa tháng trời mới vào bờ là chuyện thường”.

Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Thuận Huỳnh Quang Huy cho biết, tại Bình Thuận hiện nay có khoảng 160 chiếc tàu hậu cần chuyên thu mua hải sản và cung cấp nhiên liệu cho tàu cá của ngư dân; trong đó riêng huyện đảo Phú Quý có hàng trăm chiếc được hình thành hàng chục năm nay.

Bà Đỗ Thị Tư, 68 tuổi, ở Tam Thanh, Phú Quý, nói: Mấy đứa con tôi ở trên biển được dài ngày mà không sợ thiếu lương thực, dầu là nhờ tàu hậu cần đó. Có lương thực, có dầu không sợ gì khi mình đánh cá trên biển của mình”.

Thành lập tổ sản xuất liên kết

Cũng theo Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Huỳnh Quang Huy, Bình Thuận (cùng với Bà Rịa - Vũng Tàu và Kiên Giang) là ba tỉnh có ngư trường rộng lớn nhất cả nước. Trong lúc khó khăn hiện nay, giúp ngư dân bám biển là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các cấp chính quyền địa phương.

Những “tổ liên kết sản xuất trên biển” hỗ trợ cho nhau về thông tin ngư trường; giúp nhau trong việc cứu hộ, cứu nạn khi thời tiết xấu và đặc biệt là dựa vào nhau mỗi khi bị tàu nước ngoài tấn công”. Toàn tỉnh hiện nay có trên 400 tổ liên kết.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG