Bài học từ 'Mỗi làng nghề một sản phẩm'

Sản phẩm mây tre đan làng nghề Phú Vinh (Hà Nội) xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới Ảnh: Phạm Anh
Sản phẩm mây tre đan làng nghề Phú Vinh (Hà Nội) xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới Ảnh: Phạm Anh
TP - Tại Hội thảo quốc tế “Mỗi làng một sản phẩm” hôm qua, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hồ Xuân Hùng cho biết, việc đào tạo nghề ở Việt Nam đang rất cấp bách, một số nghề không truyền nhanh là hết thầy.
Sản phẩm mây tre đan làng nghề Phú Vinh (Hà Nội) xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới Ảnh: Phạm Anh
Sản phẩm mây tre đan làng nghề Phú Vinh (Hà Nội) xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Ảnh: Phạm Anh.

Theo ông Hùng, làng nghề Việt Nam hiện có ba vấn đề nóng, nhất là quy hoạch, đào tạo và nguồn vốn đầu tư cho làng nghề. Về quy hoạch, cần tìm địa điểm phải đi trước, nếu để làng nghề phát triển quá mức, sẽ tác động xấu đến môi trường. Cái này, hiện địa phương nào cũng vướng quỹ đất rất hạn chế. Tuy nhiên, ông Hùng lo ngại, vấn đề cấp bách nhất là đào tạo nghề cho làng nghề.

“Đào tạo ở đây có cả nghề truyền thống và cả nghề mới. Có cái đào tạo kiểu cha truyền con nối, có cái theo hình thức xã hội, cần trường lớp. Nếu không nhanh chóng là mất thầy. Có những nghề, khi ông thầy mất đi, thì không bao giờ có được thầy nữa. Nếu không soát lại, truyền lại nhanh thì chúng ta mất nghề. Đào tạo phải gắn với làng nghề, với doanh nghiệp chứ bỏ đó là không được. Cái này chính phủ buộc phải xắn tay vào” - ông Hùng nói.

Theo ông Hùng, lâu nay Việt Nam nặng về làng nghề, nhưng thế giới quan tâm hơn đến sản phẩm. Chẳng hạn, ở Nhật, họ thấy một làng có nhiều người làm giáo viên, họ nghĩ đến chuyện xây dựng trường để thu hút nhiều người đến học. Họ coi đó là nghề, là sản phẩm. Còn mình coi làm mây tre đan, đồ gỗ, đồ mỹ nghệ…mới là làng nghề. Cách hiểu như vậy là chưa đầy đủ. Tư duy của làng là nhìn ra thế giới. Có nghĩa là sản phẩm của họ phải được thế giới biết đến, chứ không phải sản phẩm cho làng đó, cho huyện đó” – ông Hùng cho biết.

Theo GS Hiramatsu Morihiko, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển Mỗi làng một sản phẩm Oita (Nhật Bản), Chương trình Mỗi làng một sản phẩm khuyến khích nỗ lực của người dân địa phương trong việc tận dụng nguồn lực địa phương, phát huy sức mạnh cộng đồng, bảo tồn các làng nghề truyền thống, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

GS Hiramatsu cho biết, 3 nguyên tắc chính trong chương trình Mỗi làng, một sản phẩm là địa phương hóa rồi hướng tới toàn cầu; người dân phải tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo, và phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, chính quyền địa phương phải hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Theo giáo sư, mỗi địa phương cần chọn ra một đặc trưng riêng của vùng quê, làng bản mình, rồi quảng bá, tạo thương hiệu mang tính toàn cầu thì sản phẩm đó mới có giá trị hàng hóa cao.

Theo GS Hiramatsu, phong trào trên được khởi xướng tại tỉnh Oita từ năm 1979 và nhân rộng trên toàn nước Nhật. Hiện mô hình này được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia châu Á và châu Phi. Nhiều sản phẩm làng nghề của Nhật Bản đã nổi tiếng thế giới như nấm hương, rượu Shochu lúa mạch…

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG