Ba Lan và Rumani sẵn sàng dựng lá chắn trước tên lửa Nga

Ba Lan và Rumani sẵn sàng dựng lá chắn trước tên lửa Nga
TPO - Trong bối cảnh xung đột Ukraine tiếp diễn và ảnh hưởng tới cân bằng an ninh tại Đông Âu, chính phủ các nước Ba Lan và Rumani tỏ ý sẵn sàng thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo trên đất liền Aegis theo đề xuất của Mỹ.  

Vào cuối tháng 6/2014, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách thanh tra chính sách quốc phòng Frank Rose đã gặp tướng về hưu Stanislaw Kojiej, Trưởng phòng an ninh quốc gia Ba Lan, tại Warszawa để bàn về hợp tác phòng thủ tên lửa. 

Tại cuộc gặp, ông Koziej cho rằng, do nằm ở sườn phía Đông của NATO, Ba Lan đặc biệt quan tâm tới việc triển khai nhanh chóng hệ thống phòng thủ tên lửa trên lãnh thổ mình nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước, đồng thời tăng cường sự hiện diện của đồng minh tại Đông Âu. 

Các nhà phân tích Ba Lan cũng cho rằng, bối cảnh căng thẳng của Ukraine, cũng như việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea càng tiếp thêm động lực cho Ba Lan và Rumani thực hiện kế hoạch kể trên. 

Nhiều quan chức cho rằng, Moscow sẽ mở rộng đáng kể năng lực quân sự tại các khu vực gần Ba Lan, nhất là khu vực tự trị Kaliningrad thuộc Nga với các tên lửa Iskander được bố trí.

Theo tập đoàn quốc phòng nhà nước Nga Rostec, hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M là hệ thống cải tiến, với khoảng 120 đơn vị được triển khai vào năm 2020. 

Các tên lửa này có tầm tấn công khoảng 400 km, trong khi Warszawa nằm trong phạm vi nhỏ hơn 400 km tính từ Kaliningrad. 

Trong tháng 12/2013, nhật báo Izvestia dẫn lời một quan chức quốc phòng Nga đưa tin, quân đội Nga từ lâu đã triển khai các tên lửa Iskander tới Kaliningrad gần biên giới Ba Lan. 

Trong khi thông tin này chưa được Kremlin chính thức xác nhận, các lực lượng vũ trang Nga cho biết họ đang nâng cấp năng lực ra đa tại Kaliningrad.

Hôm 15/10, theo Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov, Nga gần đây đã xây dựng hệ thống radar cảnh báo sớm với các ra đa lớp Voronezh DM, chúng sẽ được triển khai làm nhiệm vụ trong tháng 12 tới. 

Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov cho biết: "Trạm radar này ít nhất là ngang ngửa các sản phẩm nước ngoài, trong khi các đặc tính như độ chính xác của nó là "vô đối".

Được biết, Voronezh DM có tầm hoạt động 6.000 km và có thể theo dõi tới 500 mục tiêu đồng thời. 

Aegis "lên cạn" làm lá chắn tên lửa Rumani - Ba Lan

Nhằm đối phó với tên lửa, radar Nga, theo Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ, Aegis Ashore là phiên bản mặt đất của hệ thống tên lửa đạn đạo (BMD) Aegis của Hải quân Mỹ, được thiết kế nhằm mục tiêu đảm bảo môi trường an ninh tên lửa đạn đạo. 

Giai đoạn 2 triển khai Aegis gồm các hệ thống Aegis Ashore tại Rumani có tầm bao phủ bảo vệ Nam Âu, bằng các tên lửa đánh chặn Standard Missile-3 (SM-3) Block IB tăng cường. 

Giai đoạn 3 gồm một đơn vị Aegis ở Ba Lan nhằm bảo vệ Bắc Âu. Đơn vị này sẽ được thiết lập vào năm 2018 tại căn cứ quân sự tại Redzikowo, miền Bắc Ba Lan, dự kiến sử dụng hệ thống Aegis BMD 5.1 và tên lửa đánh chặn Standard Missile-3 (SM-3) Block IB và IIA.

Tại Rumani, Aegis Ashore sẽ được thiết lập tại căn cứ không quân Deveselu, miền Nam Rumani vào năm 2015, gồm hệ thống Aegis BMD 5.0 và SM-3 Block IB. 

Thủ tướng Rumani Victor Ponta khẳng định: "Mục tiêu của chúng tôi là rõ ràng: độc lập về năng lượng, củng cố an ninh trên Biển Đen, và bảo đảm sự tham gia của Châu Âu vào Moldova, Ukraine, Geogia, Serberia và Balkan. Trong bối cảnh này, đất nước của chúng tôi không chấp nhận bị đe doạ”.

Hôm 20/8, Bộ trưởng Quốc phòng Rumani Mircea Dusa đã thăm Devese, nơi bố trí xây dựng đơn vị Aegis dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2014 và đi vào hoạt động đầy đủ trong năm 2015. 

Trong tháng 10/2013, một buổi lễ đánh dấu việc xây dựng đơn vị Aegis Ashore trị giá 134 triệu USD đã được tổ chức tại Deveselu.

Theo Theo Defense News
MỚI - NÓNG
Tuyên dương 60 giáo viên tiêu biểu vượt khó 'gieo chữ' ở vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo
Tuyên dương 60 giáo viên tiêu biểu vượt khó 'gieo chữ' ở vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo
TPO - Phát biểu tại lễ tuyên dương 60 giáo viên tiêu biểu trong chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm 2024, anh Nguyễn Tường Lâm - Bí thư T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam nhấn mạnh: “Sự cống hiến của các thầy cô không chỉ góp phần phát triển năng lực cá nhân cho từng học sinh mà còn giúp tạo dựng nền móng cho sự phát triển bền vững của cộng đồng và đất nước”.
Nhiều vũ khí hiện đại sẽ xuất hiện tại triển lãm quốc tế do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức
Nhiều vũ khí hiện đại sẽ xuất hiện tại triển lãm quốc tế do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức
TPO - Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức, dự kiến diễn ra từ ngày 19/12 đến 22/12/2024 tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội. Nhiều loại vũ khí, thiết bị quân sự hiện đại, trong đó có những sản phẩm mới sản xuất gần đây sẽ được trưng bày.