Ba chữ “C” trong hoạt động gián điệp Mỹ tại Đức

Ba chữ “C” trong hoạt động gián điệp Mỹ tại Đức
TPO - Trang tin The Daily Beast đăng bài giải thích những cái mà tình báo Mỹ thực sự muốn biết về Đức, nằm trong là 3 chữ “C” sau: Chống tình báo, chống khủng bố và chống phổ biến vũ khí hạt nhân.  

Các chi tiết mới tiếp tục xuất hiện trong cuộc chiến gián điệp giữa Berlin và Washington. Trong diễn biến mới nhất, Markus R., nhân viên 31 tuổi của Cơ quan tình báo liên bang Đức (Bundesnachrichtendienst – BND), đang làm gián điệp cho CIA, đã bất ngờ bị bắt bởi phản gián Đức khi đang có gắng bán các tài liệu chọn lọc cho tình báo Nga.

Nghi phạm thứ hai là một quan chức Bộ Quốc phòng Đức, mặc dù mới là nghi ngờ nhưng ít nhất nó đã gây hiểu lầm: thời gian sẽ trả lời.

Trang tin The Daily Beast đăng bài giải thích những cái mà tình báo Mỹ thực sự muốn biết về Đức, nằm trong là 3 chữ “C” sau: Chống tình báo, chống khủng bố và chống phổ biến vũ khí hạt nhân.

Chống khủng bố (counter-terrorism)

Sau thảm kịch tấn công khủng bố 11/9, chúng ta không thể quên rằng các vụ tấn công này đã được dàn dựng từ Hamburg, Đức, trước sự lơ giám sát của tình báo Đức.

Đức đã nỗ lực đóng cửa các nhà thời Hồi giáo khét tiếng nơi mà  Mohammed Atta và các đồng chủ mưu thường hay qua lại.. Năm 2010, chống khủng bố trở thành ưu tiên rõ ràng, và nó sẽ tiếp tục là ưu tiên.

Sau thất bại trong vụ 11/9, các cơ quan an ninh Đức, tình báo nội địa Đức, Văn phòng liên bang về bảo vệ Hiến pháp (BfV) bắt đầu coi trọng việc xử lý mối đe dọa khủng bố hơn, với sự hỗ trợ đáng kể từ phía tình báo Mỹ.

Khi Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA) hay cơ quan an ninh quốc gia (NSA) có thông tin về các hoạt động khủng bố có thể sẽ xảy ra ở Đức, các quan chức Mỹ sẽ báo cho Đức biết về nguy cơ này.

Khi đó dù Đức có cho rằng chưa các nghi can chưa làm gì phạm pháp hay muốn có thêm thời gian để cài người vào điều tra nhóm khủng bố đó, thì Mỹ vẫn sẽ “đơn phương” triển khai lực lượng tình báo vào nước Đức mà không có sự hỗ trợ của Đức.

Hành động này luôn tiềm ẩn nguy cơ bị bắt hoặc bị phát hiện ra điều gì đó đáng xấu hổ.

Chống phổ biến vũ khí hạt nhân, nhất là Iran (counter-proliferation)

Tehran có rất nhiều thương gia khắp nước Đức, và trong số đó có thể đang tham gia các nỗ lực phá vỡ các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Iran. Tình báo Mỹ đặc biệt quan tâm tới những người Iran đang tìm cách mua các vật liệu dùng trong sản xuất vũ khí và thậm chí là các vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Vẫn tồn tại các mối quan ngại về các quan chức kiểm soát xuất khẩu của Đức thiếu sự chuyên tâm trong công việc, cùng với các doanh nhân bất hảo bán lậu cho Iran với giá thông thường. Có sự hiện diện đáng kể của tình báo Iran tại Đức và không loại trừ khả năng những người này liên quan tới việc phổ biến vũ khí hạt nhân.

Chống tình báo (counter-intelligence)

Chống tình báo vốn là điểm yếu của Đức. Trong khi  đó, Nga đã gia tăng các hoạt động gián điệp ở Đức, điều khiến các điệp viên Mỹ phải bận tâm bởi Mỹ có mối quan hệ gần gũi về quốc phòng- an ninh với Mỹ.

Một số hoạt động của gián điệp Nga là công khai, trong đó có việc các cựu thủ tướng Đức làm cho các công ty nhà nước của Nga và kỉ niệm sinh nhật với Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhất là từ khi nổ ra khủng hoảng Ukraine. Không ít nhà báo Đức nổi tiếng đang làm việc cho tình báo Nga, dù là có chủ ý hay vô tình.

Nhưng đáng lưu tâm nhất là hoạt động gián điệp xâm nhập vào các bộ của chính phủ Đức. Cơ quan tình báo ngoài nước của Nga (SVR) và tình báo quân đội Nga (GRU) được cho là đã có nhiều nhân viên tại Đức ở thời kỳ cao điểm của Chiến tranh Lạnh, gồm cả những người bất hợp pháp (có vỏ bọc là các thường dân không có mối liên hệ với Nga).

Và phản gián Tây Đức trong thời Chiến tranh Lạnh còn rất yếu kém vì nhiều lý do khác nhau. Các cơ quan tình báo Đông Đức dễ dàng xâm nhập vào các cơ quan của Tây Đức ở các vị trí cao sâu

Heinz Felfe, trưởng cơ quan phản gián của BND bị tiết lộ từng là gián điệp cho Liên Xô vào năm 1961. Otto John, một trong những giám đốc đầu tiên của BND đã bỏ nghiệp sang Đông Đức vào năm 1854, và năm 1979 bị vạch mặt khi đang là Gunter Guillaume, cố vấn cao cấp cho Thủ tướng Willy Brandt. Đây là một điệp viên huyền thoại của Đông Đức.

Trong khi SVR và GRU chú ý tới  Đức, tình báo Mỹ cần phải thâm nhập để theo dõi sát sao, do dù là đồng minh gần gũi giữa các cơ quan gián điệp cũng hiếm khi tiết lộ về sự xâm nhập đối với nhau, dù điều này rất đáng xấu hổ khi bị phát hiện.

Hơn nữa, xét về các kỹ năng chống chủ nghĩa cực đoan và khủng bố, BND còn nhiều hạn chế về chức năng phản gián, nhất là trước mối đe dọa từ gián điệp Nga.

Các cơ quan an ninh Đức đang bị thâm nhập bởi gián điệp Nga và bởi gián điệp từ những nước bạn bè. Đây là điều đã từng diễn ra từ Thế chiến thứ hai.

Theo Theo The Daily Beast
MỚI - NÓNG