Trẻ em Syria đã phải trải qua hơn 6 năm sống trong cảnh bom đạn, nhưng điều này không làm các em mất đi hi vọng về tương lai tươi sáng hơn. “Em thích thể thao, đặc biệt là bơi lội. Em ước được học bơi và trở thành một vận động viên chuyên nghiệp”, Khaled (13 tuổi) nói. Trên tay Khaled cầm bức tranh vẽ một ngôi nhà lớn có hồ bơi. Khaled bị thương trong cuộc xung đột ở Aleppo (Syria) và đang cùng gia đình sống tị nạn ở khu vực Jibreen. Ảnh: UNICEF
Bé Shadi (11 tuổi, Syria) thể hiện mong muốn được ăn trái cây bằng bức tranh vẽ chuối, cam và quýt. “Đã từ rất lâu rồi em chưa được ăn trái cây”, Shadi nói. Shadi là một trong số hàng ngàn trẻ em buộc phải sơ tán khỏi vùng chiến sự Aleppo sau nhiều tháng sống dưới tầng hầm trong tình trạng thiếu thực phẩm. Ảnh: UNICEF
Vào tháng 11/2016, giữa lúc chiến sự đang leo thang tại Syria, “Miền đất tuổi thơ” – một sân chơi cho trẻ em đã được hình thành bằng cách kết nối một loạt đường hầm dưới lòng đất, mang đến cho các em một không gian an toàn để thoải mái vui đùa mà không sợ bom rơi đạn lạc. Ảnh: UNICEF
Adbulaziz (10 tuổi) dạo chơi trong đường hầm cùng bạn bè. “Mẹ em thường không cho em chơi trên phố. Nhưng khi biết rằng có một sân chơi nằm dưới lòng đất, mẹ đã cho em đến đây chơi thoải mái.”, Abdulaziz nói. Cha của Adbulaziz từng thiệt mạng vì chiến tranh. Ảnh: UNICEF
Sân chơi ngầm này được cho là có sức chứa lên tới hàng trăm trẻ em. Ảnh: UNICEF
Một trong những người thiết kế nên sân chơi này là Yaseen – một cựu sinh viên kiến trúc từng mất đi cơ hội học tập vì chiến tranh khi chỉ còn một năm nữa là tốt nghiệp. Ảnh: UNICEF
Razan và Huda (10 tuổi) chơi xích đu gần nhà tại Damascus (Syria) sau khi tiếng súng tạm thời chấm dứt tại khu vực này hồi đầu năm 2017. Razan muốn trở thành một giáo viên và Huda muốn trở thành dược sĩ. Ảnh: UNICEF
Zainad (10 tuổi) là một trong số hàng trăm ngàn người mang quốc tịch Afghanistan vừa trở về quê hương vào năm ngoái sau một thời gian dài sống lưu vong tại Pakistan. Ảnh: UNICEF
Zainad sinh ra và lớn lên ở Pakistan nhưng không có điều kiện tiếp cận giáo dục. Ảnh: UNICEF
Chỉ đến khi trở về quê hương, Zainad và các bạn cùng lứa mới được theo học tại những ngôi trường thành lập bởi cộng đồng. Ảnh: UNICEF
Các học sinh Afghanistan thi nhau tập đếm. Ảnh: UNICEF
Một bé gái người Yemen mỉm cười khi đang ngồi trong lớp tại thủ đô Sana’a. Mâu thuẫn leo thang tại Yemen đã khiến nhiều người dân, đặc biệt là trẻ em mất đi cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản. Để giải quyết tình trạng đó, UNICEF đã kết hợp cùng Bộ Giáo dục tại Yemen tạo điều kiện cho trẻ em đến trường bằng cách sửa chữa trường học, thiết lập không gian học tập tạm thời và cung cấp đồ dùng học tập. Ảnh: UNICEF
Dima và Yullia (14 tuổi) thích thú khám phá chiếc ba lô vừa nhận được từ UNICEF. Tổ chức này đã phân phát 1.000 chiếc ba lô chứa đầy đồ dùng học tập cho trẻ em sống tại khu vực bị ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột ở phía đông Ukraine. Ảnh: UNICEF
Maxim (8 tuổi), tham dự Trung tâm trị liệu tâm lý Promir ở Slovyansk, miền đông Ukraine. Maxim và gia đình buộc phải rời khỏi Kirovsk ở Luhansk cách đây gần ba năm khi cha của Maxin bị sát hại bởi một tay súng bắn tỉa. Ảnh: UNICEF