[ẢNH] Người dân ở Hà Tĩnh đổ ra biển vớt sò lông

Từ sáng sớm 20/1, hàng chục ngư dân tập trung dọc bãi biển Thạch Hải dùng vợt đi vớt sò lông. Theo kinh nghiệm của ngư dân, sau mỗi đợt biển động hay gió mùa, sò lông thường quấn dưới cát và bị sóng đẩy dạt vào bờ.
Từ sáng sớm 20/1, hàng chục ngư dân tập trung dọc bãi biển Thạch Hải dùng vợt đi vớt sò lông. Theo kinh nghiệm của ngư dân, sau mỗi đợt biển động hay gió mùa, sò lông thường quấn dưới cát và bị sóng đẩy dạt vào bờ.
Tháng 9-11 âm lịch hằng năm, mỗi khi sóng to, biển động, sò lông thường bị cuốn vào bờ biển Thạch Hải, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Đây là cơ hội để người dân kiếm tiền triệu từ "lộc biển".
[ẢNH] Người dân ở Hà Tĩnh đổ ra biển vớt sò lông ảnh 1

Dụng cụ để vớt sò là những chiếc vợt tự chế, cán dài khoảng 2 m, ở đầu bọc lưới xanh xung quanh chiếc vành xe đạp hoặc vòng thép đường kính khoảng 60 cm.

[ẢNH] Người dân ở Hà Tĩnh đổ ra biển vớt sò lông ảnh 2

Ông Nguyễn Văn Luyện (56 tuổi, trú xã Thạch Hải) cho biết, năm nay người dân gặp may khi có hai đợt sò dạt vào. Chia sẻ kinh nghiệm, người đàn ông này cho hay để vớt được nhiều sò đòi hỏi phải dứt khoát, nên chặt vợt xuống bên dưới và giữ thật chặt trước khi con sóng ập vào.

[ẢNH] Người dân ở Hà Tĩnh đổ ra biển vớt sò lông ảnh 3

Chỉ trong vòng 3 phút, nhờ chiếc vợt chế từ cào sắt chàng trai này đã vớt được hơn một kg sò lông.

[ẢNH] Người dân ở Hà Tĩnh đổ ra biển vớt sò lông ảnh 4

Người vớt sò thường đi thành từng tốp. Họ là các thành viên trong gia đình hoặc anh em, bạn bè. Sò sau khi vớt lên được chuyển ngay vào bao tải, thúng hoặc rổ rồi đưa lên bờ làm sạch và phân loại.

[ẢNH] Người dân ở Hà Tĩnh đổ ra biển vớt sò lông ảnh 5

Việc phân loại đòi hỏi rất tỉ mỉ vì rác và vỏ của loài ốc, nhuyễn thể cũng bị lẫn trong đám sò. Công việc này thường do người già đảm nhận vì nhẹ nhàng và không phải dầm mình dưới nước biển trong cái lạnh của mùa đông.

[ẢNH] Người dân ở Hà Tĩnh đổ ra biển vớt sò lông ảnh 6

Nhiều em nhỏ tranh thủ thời gian không phải đến trường, ra biển giúp cha mẹ.

[ẢNH] Người dân ở Hà Tĩnh đổ ra biển vớt sò lông ảnh 7

Chị Nguyễn Thị Thanh (37 tuổi, trú xã Thạch Hải) cho hay, người dân ở đây ít ruộng, mỗi khi biển lặng cá ít nên cuộc sống khá vất vả, do đó khi có đợt sò lông vào thì ai cũng đổ xô đi bắt bán kiếm tiền. “Sò lông ăn rất ngon, ngọt đậm đà. Trong nhà hàng họ hay nấu cháo hoặc súp, nếu không xào với sả hoặc nướng sa tế", chị Thanh nói và cho hay cả hai vợ chồng mỗi buổi có thể vớt được hơn 20 kg sò lông.

[ẢNH] Người dân ở Hà Tĩnh đổ ra biển vớt sò lông ảnh 8

Ông Nguyễn Trung Chiến, Chủ tịch UBND xã Thạch Hải cho biết, loại sò lông này thường xuất hiện trong vòng 1-2 ngày, sò sẽ trở lại biển khi sóng yên. “Sò lông mang lại giá trị kinh tế khá cao, mỗi đợt sò vào bờ, nhiều gia đình thu về khoảng 10 triệu đồng với việc giao sò cho các nhà hàng”, ông Chiến nói.

[ẢNH] Người dân ở Hà Tĩnh đổ ra biển vớt sò lông ảnh 9

Trên bờ biển, một số thương lái sẵn sàng mua lại sò từ ngư dân. Nếu bán tại chỗ, giá mỗi cân sò dao động từ 10.000 đến 15.000 đồng, mang về nhà làm sạch, lấy ruột bán có thể được giá 30.000-50.000/kg.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG