Anh: Hành khách chen chúc ở ga tàu và cảng biển trước khi Pháp áp lệnh cấm nhập cảnh

0:00 / 0:00
0:00
Hình ảnh hành khách xếp hàng dài để chờ tàu đi Pháp tại ga St. Pancras. Ảnh: Getty.
Hình ảnh hành khách xếp hàng dài để chờ tàu đi Pháp tại ga St. Pancras. Ảnh: Getty.
TPO - Trong ngày 17/12, rất nhiều người dân Anh và hành khách đang lưu trú ở nước này đã đổ xô đến ga St. Pancras (London) và cảng Dover (Kent) để kịp lên những chuyến tàu cuối cùng trước khi lệnh cấm nhập cảnh tạm thời từ Anh vào Pháp đối với các trường hợp không cần thiết chính thức có hiệu lực từ 0 giờ ngày 18/12 (giờ Paris)

Ngay sau khi lệnh cấm nhập cảnh được chính phủ Pháp công bố hôm 16/12, vé tàu Eurostar và vé đi phà qua eo biển Manche xuất phát từ Anh đã được bán hết chỉ trong một thời gian rất ngắn. Ban quản lý của ga tàu St. Pancras cũng khuyến cáo các hành khách chỉ nên đến ga nếu như đã mua được vé, đồng thời làm xét nghiệm nhanh COVID-19 trước khi di chuyển

Tại cảng Dover cũng ghi nhận tình trạng hành khách phải đợi trong vòng hơn hai tiếng mới có thể lên phà. Công ty vận tải biển của Anh P&O Ferries, đơn vị vận hành các chuyến phà đến Pháp qua eo biển Manche cũng lên tiếng xác nhận việc các hành khách đi Pháp phải mất khoảng hai tiếng chờ làm thủ tục hải quan và thêm 30 phút ở quầy check-in.

Một số hành khách đã không kịp lên các chuyến tàu mà mình đã đặt trước do gặp phải tình trạng tắc đường nghiêm trọng trên đường đến ga hay bến phà. Các hành khách này cũng gửi tin nhắn đến các công ty vận tải thông qua các trang mạng xã hội nhằm yêu cầu được hoàn tiền.

Anh: Hành khách chen chúc ở ga tàu và cảng biển trước khi Pháp áp lệnh cấm nhập cảnh ảnh 1

Tình trạng tắc đường nghiêm trọng tại lối vào cảng Dover trong ngày 17/12. Ảnh: Reuters.

Chính phủ Pháp trước đó cho biết lệnh tạm thời cấm nhập cảnh đối với khách du lịch và doanh nhân từ Anh được đưa ra trong bối cảnh biến chủng Omicron đang diễn biến rất phức tạp ở nước này. Mặc dù vậy, lệnh cấm sẽ không áp dụng đối với các tài xế chở hàng hóa từ Anh đến Pháp, công dân và người có quyền lưu trú hợp pháp ở đất nước hình lục lăng, cùng công dân các nước EU quá cảnh ở Pháp.

Theo quy định mới, các hành khách đủ điều kiện nhập cảnh sẽ phải có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 trong vòng 24 giờ trước khi di chuyển và phải tự cách ly sau khi nhập cảnh trong vòng ít nhất hai ngày

Thủ tướng Pháp Jean Castex cho biết lệnh cấm nói trên được đưa ra trong bối cảnh số ca nhiễm biến chủng Omicron tại Anh đang tăng mạnh trong những ngày gần đây, cùng với đó là khả năng lây lan cực nhanh của biến thể này dựa trên những nghiên cứu mới nhất của một số nhà khoa học.

Một số doanh nghiệp vận tải của Anh cho rằng lệnh cấm nhập cảnh của Pháp đã giáng một đòn “chí tử” và có thể khiến cho doanh thu của họ trong dịp Giáng sinh và năm mới sụt giảm nghiêm trọng. Do đó, Hiệp hội các Công ty Lữ hành Anh (ABTA) đã đề nghị tổ chức một cuộc họp khẩn với Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh Rishi Sunak và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Anh Grant Shapps nhằm thảo luận về các biện pháp hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp trong ngành này.

Được biết, ông Sunak đã buộc phải cắt ngắn chuyến công tác đến California (Mỹ) trong tuần này để trở về London để chuẩn bị cho những cuộc họp khẩn với lãnh đạo các doanh nghiệp trước tình trạng hủy đặt chỗ hàng loạt trong dịp Giáng sinh và năm mới do những lo ngại liên quan đến biến chủng Omicron.

Hôm qua (17/12) cũng là ngày thứ ba liên tiếp nước Anh phá kỷ lục về số ca mắc mới COVID-19 trong một ngày kể từ khi đại dịch bùng phát với 93.045 người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-COV-2, trong đó có 3.201 ca nhiễm Omicron và nâng tổng số ca mắc biến chủng này ở Anh lên 14.909 trường hợp.

Theo BBC, The Guardian
MỚI - NÓNG
 Cao Bằng chịu thiệt hại về người nặng nề nhất
Cao Bằng chịu thiệt hại về người nặng nề nhất
TPO - Số người chết do bão số 3 gây ra là 12 người, song chỉ vài ngày sau bão, tình trạng sạt lở đất và lũ quét xảy ra liên tục, gây thiệt hại rất nghiêm trọng. Số người chết và mất tích ở các tỉnh phía Bắc hiện lên tới 146 người (gồm 82 người chết và 64 người mất tích); trong đó, Cao Bằng là địa phương chịu thiệt hại về người nặng nhất. 
Cảnh cáo Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai
Cảnh cáo Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai
TPO - Ông Hồ Hải Tần (Bí thư Chi bộ 3, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai, kiêm Trưởng ban Tôn giáo tỉnh) bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do chịu trách nhiệm trực tiếp về những vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng kinh phí.