Ấn Độ sắp “tàng hình” toàn bộ tàu hải quân

Tàu khu trục tàng hình lớp Kolkata của Ấn Độ
Tàu khu trục tàng hình lớp Kolkata của Ấn Độ
TPO - Theo Tổng giám đốc Cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO), Tiến sỹ V.Bhujanga Rao, tất cả các tàu hải quân Ấn Độ, gồm tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu ngầm sẽ có tính năng tàng hình trong tương lai.

Ông Rao cho biết, các đơn vị của DRDO phụ trách thiết kế và phát triển công nghệ tàng hình cho tàu hải quân, đứng đầu là phòng nghiên cứu khoa học - công nghệ hải quân (NSTL) Visakhapatnam. 

Tiến sỹ Rao cho biết, thiết kế tàng hình của tàu chiến khác chiến đấu cơ. Trong khi tính năng tàng hình của máy bay tập trung ở việc giảm tín hiệu hồng ngoại và tiết diện ra đa, thì tàu chiến còn phải giảm tín hiệu âm học, từ trường, điện và thuỷ lực. Nhiều bộ phận kim loại sẽ được thay thế bằng chất liệu composit. Nhờ vậy, tín hiệu phát ra sẽ được giảm thiểu. 

Tiến sỹ Rao nhận xét: "Công nghệ tàng hình của chúng tôi (Ấn Độ) đủ tốt để qua mặt kẻ địch".

Ngoài phát triển tính năng tàng hình, DRDO còn đang phát triển các vũ khí dưới nước, vật nghi trang, mìn cho các tàu chiến nổi và tàu ngầm. Các ngư lôi Varunsatra tiên tiến như Varunastra sẽ được bàn giao cho Hải quân Ấn Độ vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới. 

Phiên bản vật nghi trang tiên tiến đối với ngư lôi địch có tên Mareecha cũng đang được thử nghiệm trong điều kiện thực tế, và có thể sẽ được bàn giao cho Hải quân Ấn Độ vào cuối năm. 

Các loại mìn dưới nước hiện đại đang được sản xuất bởi hãng KELTRON nhằm lập trận địa mình và ngăn cản tàu địch trong các cuộc xung đột.

Theo Theo The Hindu
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.