Ấn Độ phát triển siêu vũ khí của tương lai

Ấn Độ phát triển siêu vũ khí của tương lai
TPO - Ấn Độ hiện đang ấp ủ tham vọng phát triển hàng loạt các vũ khí năng lượng điều khiển (DEW). Đây là hệ thống vũ khí tương lai được kỳ vọng thay đổi tiến trình của cuộc chiến.

Vũ khí năng lượng điều khiển (DEW), được coi là đỉnh cao của công nghệ vũ khí nhằm đối phó với bất kỳ thách thức bất đối xứng nào, gồm cả các máy bay không người lái hạng nhẹ. 

Loại vũ khí này phá huỷ mục tiêu bằng các luồng năng lượng cực đại. Năng lượng được tạo ra bởi DEW có thể ở dạng phóng xạ điện từ, gồm tần số rađiô, vi sóng, laze và maze, theo chùm tia phân tử.

DEW có 2 loại riêng biệt: laze năng lượng cao và vi sóng lớn. Trong đó, ở dạng laze năng lượng cao, DEW là tương lai của công nghệ laze quân sự. Độ chính xác của vũ khí laze là vô đối nhờ tốc độ của nó tương đương tốc độ ánh sáng.

DEW vượt trội so với các vũ khí thông thường khác gồm cả hệ thống tên lửa, nhờ tính chính xác và sức mạnh công phá. DEW  không sử dụng vật phóng, và có hiệu quả về chi phí hơn nhiều so với chi phí ước tính cho một vũ phóng tên lửa. 

Tất nhiên, loại vũ khí này cũng chịu ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết như mây, mưa, sương mùa. Mặt khác, vũ khí laze đòi hỏi nguồn tạo ra năng lượng lớn và thiết bị làm mát hiệu quả.  

Lộ trình phát triển vũ khí tiên tiến của Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho tới năm 2020-2025, đặt DEW vào vị trí ưu tiên hàng đầu. Mục tiêu của Ấn Độ là các vũ khí laze sẽ được trang bị trên các phương tiện tác chiến của cả 3 quân chủng lục quân, không quân và hải quân, gồm các tiêm kích, tàu khu trục và tàu ngầm. 

Ấn Độ hiện đang ôm ấp tham vọng phát triển hàng loạt các vũ khí DEW nhằm củng cố năng lực chống tên lửa đạn đạo của mình. Theo các quan chức của Trung tâm khoa học công nghệ laze Ấn Độ (LASTEC), một phòng thí nghiệm laze và các công nghệ liên quan trực thuộc Cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) sẽ chịu trách nhiệm phát triển vũ khí laze có thể phóng tia năng lượng tới 25 kilowat nhằm đánh chặn và phá huỷ các tên lửa đạn đạo đối phương ở giai đoạn cuối trong khoảng cách 7 km (4,3 dặm). 

Tia laze sẽ làm tăng nhiệt độ vỏ của tên lửa đạn đạo đối phương lên tới trên 400 độ F, khiến chúng nố tung. 

LASTEC cũng đang phát triển một hệ thống laze trạng thái rắn công suất 100 kilowat nhằm hạ các tên lửa ở ngay từ giai đoạn tăng tốc. 

Còn nhớ năm 2010, LASTEC từng thông báo họ đã phát triển một hệ thống DEW laze khí động theo dự án có tên Aditya. Theo kế hoạch ban đầu, dự án này hoàn thành vào năm 2013. Tuy nhiên, LASTEC không đạt được tiến độ này. Hiện dự án Aditya đang tiếp tục được thực hiện.

DRDO xác định DEW là một trong các công nghệ mũi nhọn trong thập niên tới, nỗ lực phát triển và biến đổi công nghệ ưu việt này vào mục đích quân sự với chi phí hợp lý, tính phù hợp, tính lưỡng dụng, nền tảng công nghệ, thiết kế thích hợp sẽ là các yêu cầu hàng đầu.

Hiện tại, hệ thống DEW của Ấn Độ đang ở vào giai đoạn nghiên cứu và phát triển. Đự kiến để DEW có thể rời phòng thí nghiệm tới chiến trường thực nghiệm và triển khai sau đó, người ta sẽ phải chờ tới thời điểm năm 2025, thậm chí lâu hơn.

Theo Theo Foreign Policy
MỚI - NÓNG