TPO - Nam Định là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi phát tích của triều đại nhà Trần - một triều đại hưng thịnh bậc nhất Việt Nam gắn liền với chiến tích 3 lần đánh đuổi quân Nguyên - Mông. Với đạo lý ''Uống nước nhớ nguồn'', người dân Thành Nam đã xây dựng quần thể đền Trần để đời đời thờ cúng và tưởng nhớ công lao của 14 vị vua nhà Trần.
TPO - Lễ khai ấn đền Trần hàng năm có ý nghĩa nhân văn là cầu cho quốc thái dân an, giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm. Bốn chữ “Tích phúc vô cương” khắc trên ấn không liên quan đến quyền lực hay tiền tài.
TPO - Lễ hội Khai ấn đền Trần Xuân Giáp Thìn năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 20-25/2 ( ngày 11-16 tháng Giêng). Công an thành phố Nam Định dự kiến huy động khoảng 2.000 cán bộ, chiến sĩ... đảm bảo công tác an ninh trong đêm khai ấn và trong suốt thời gian diễn ra lễ hội.
TP - Ban Quản lý Khu Di tích lịch sử văn hóa Đền Trần, Chùa Tháp sẵn sàng phương án đảm bảo vừa chống dịch vừa tổ chức Lễ hội xuân 2021, theo phương án hạn chế tối đa người dự khai hội.
TPO - Khi ban tổ chức thông báo sẽ ngăn chặn, xử lý hành vi cướp lộc, ném tiền vào kiệu ấn khi lễ khai ấn diễn , nhiều du khác nghĩ ra phương án cầu may mới là đặt tiền vào mâm lễ, kiệu ấn từ trước giờ khai lễ.
TPO - Sau lễ khai ấn, hàng ngàn người dân và du khách thập phương đã chen chân vào đền Thiên Trường (phường Lộc Vượng, TP Nam Định, tỉnh Nam Định) dâng hương cầu lộc, cầu tài…
TPO - Đêm ngày 1/3 (tức 14 tháng Giêng âm lịch), hàng nghìn người đã đến đền Thiên Trường (phường Lộc Vượng, TP Nam Định) để dâng hương, lễ bái sau giờ khai ấn. Nhiều người dùng tiền xoa vào chuông, khánh, chạm tay vào đồ thờ cúng trong đền để cầu tài lộc.
TPO - Chỉ còn vài tiếng nữa là đến thời điểm khai Ấn đền Trần (Nam Định), khu vực đền Thiên Trường - nơi diễn ra lễ khai và phát ấn đã nhộn nhịp. Công tác chuẩn bị cũng như phương án bảo về an ninh trật tự đã được tỉnh Nam Định chuẩn bị sẵn sàng cho nhân nhân về lễ và xin ấn được thuận lợi và an toàn.
TPO - “Chúng tôi sẽ thu dọn đồ cúng ngay sau khi làm lễ, thay vì trưng bày như mọi năm. Thu dọn hết đi thế là xong. Ai còn cái gì nữa mà lấy”, ông Cao Xuân Hoạt, Trưởng ban quản lý di tích đền Trần (Nam Định) cho biết.
Dịch vụ chuyển phát nhanh ấn đền Trần đi các tỉnh thành trong nước và quốc tế được doanh nghiệp triển khai và đặt băng rôn quảng cáo ngay khu vực tổ chức lễ hội.
TPO - Thông tin từ Ban tổ chức Lễ hội Khai ấn Đền Trần Xuân Giáp Ngọ 2014 cho biết, sẽ huy động hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ các lực lượng công an, quân sự, dân quân tự vệ để chuẩn bị cho đêm khai ấn Đền Trần, Nam Định.
TPO- Đêm 14 đến hết ngày 15-1 âm lịch, tại đền thờ Trần Hưng Đạo ở làng Thổ Khối, xã Hà Dương, huyện Hà Trung (Thanh Hóa), sẽ tổ chức khai ấn, phát ấn cho du khách thập phương.
TP - Ấn đền Trần năm nay in trên giấy, thay vì lụa như mọi năm, lãnh đạo UBND TP Nam Định thông báo chiều qua, tại cuộc họp về Lễ khai ấn đền Trần 2012.
Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL Hoàng Tuấn Anh và tỉnh Nam Định đã có buổi làm việc và đi đến kết luận sẽ không phát ấn đền Trần vào đêm 14 tháng Giêng như hàng năm.
TP - Theo một số sử gia, lễ khai ấn đền Trần rạng sáng ngày 15 tháng giêng âm lịch là nghi lễ đánh dấu ngày đầu tiên triều đình chính thức trở lại sau kì nghỉ Tết dài. Nên nếu hiểu rằng đây là lễ vua ban ấn cho quan và dân chúng là chưa chính xác.
TP - Ông Trần Huy Chiến - Thủ từ Đền Trần (Nam Định), một hậu duệ đời Trần kể: “Đêm hội khai ấn 14 - rạng Rằm tháng Giêng chỉ có 9 lá ấn được in ra mà thôi”.
TP - Có người nói, muốn có Ấn sớm hơn cũng không khó lắm, cứ chi tiền là có Ấn. Người khác cự lại, không khó là thế nào, nhà Đền chỉ phát Ấn vào đêm 14 rạng ngày rằm tháng Giêng thôi, nếu mà có trước là Ấn giả, Ấn ngoài luồng.
TPO - Qua tìm hiểu thực tế tại địa phương, nhóm PV Tiền Phong đã mua được những chiếc ấn có hình thức giống như ấn Đền Trần (được bán công khai tại khu vực Đền Bảo Lộc, thuộc huyện Mỹ Lộc, Nam Định), nằm gần Đền Trần.