Ai giám sát quyền trẻ em?

Ai giám sát quyền trẻ em?
TP - “Mặc dù là quốc gia tiên phong trong việc phê chuẩn công ước quốc tế Quyền trẻ em nhưng hiện nay Việt Nam vẫn chưa có một cơ chế giám sát quyền trẻ em độc lập”, ông Youssouf Abdel-Jelil, Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) Việt Nam cho biết tại “Hội thảo cơ chế giám sát thực hiện quyền trẻ em hiệu quả - kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam” ngày 8/12.

Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, tình trạng bạo lực và xâm hại trẻ em đã đến mức báo động, thậm chí người gây bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em còn có cả những lãnh đạo các cơ quan, công chức nhà nước. Từ đầu năm 2010 đến nay, cả nước xảy ra hơn 5,5 nghìn vụ học sinh bắt nạt, trấn lột, đánh nhau trong và ngoài trường học, trung bình mỗi năm có khoảng 1 nghìn vụ. Năm 2014, theo thống kê của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em và tổ chức UNICEF, đã có hơn 1,5 nghìn vụ xâm hại tình dục trẻ em. Đáng chú ý, đang có xu hướng trẻ hóa độ tuổi bị hại.

UNICEF khuyến nghị tất cả các quốc gia thành viên cần lập cơ quan nhân quyền độc lập cho trẻ em. Tại Việt Nam, dự thảo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi) đã được báo cáo trước Quốc hội và đưa ra cơ chế giám sát về quyền trẻ em. Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp, đa số các đại biểu tán thành cần có cơ chế điều phối liên ngành về công tác trẻ em.

MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.