8 bệnh dễ di truyền từ mẹ sang con

8 bệnh dễ di truyền từ mẹ sang con
TPO - Các chuyên gia Sức khỏe sinh sản Bắc Kinh (Trung Quốc) đã đưa ra danh sách những bệnh dễ di truyền từ mẹ sang con, đồng thời khuyến cáo, trong thời gian mắc bệnh trên, tốt nhất không nên mang thai.

Những bệnh nhân mắc ung thư phổi có nguy cơ để lại di chứng ít nhất là 10%. Đặc biệt, thai phụ mắc bệnh này sẽ di truyền sang con với tỷ lệ cao hơn gấp 3-4 lần.

Khuyến cáo: Những người mắc bệnh này nên có chế độ luyện tập thường xuyên,  tránh xa thuốc lá và rượu bia, ăn những đồ ăn ít béo có hàm lượng chất xơ cao. Hàng năm đi khám chụp X-quang vùng ngực theo định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.

2. Bệnh tim mạch

Nếu người mẹ phát bệnh tim mạch, trong tương lai đứa con cũng rất có khả năng phát bệnh này thậm chí với mức độ nghiêm trọng hơn.

Khuyến cáo: Duy trì cân nặng cơ thể ổn định, vóc dáng nhỏ gọn, thường xuyên tập luyện, bỏ rượu, thuốc lá, ăn ít những thực phẩm có hàm lượng chất béo cao.

Trước 35 tuổi thường xuyên đi khám và đo tình trạng huyết áp và lượng cholesterol trong máu.

3. Béo phì

Tỷ lệ di truyền chứng thừa cân béo phì từ mẹ sang con chiếm khoảng 25%-40%. Phần còn lại do ảnh hưởng của nhiều yếu tố  khác: chế độ dinh dưỡng, luyện tập, tâm lý…

Khuyến cáo: Nên kiên trì luyện tập đều đặn, hạn chế những loại thực phẩm ngọt, nhiều chất béo.

4. Bệnh tiểu đường

Bệnh này thường phát tác sau độ tuổi 40. Theo các nghiên cứu, có tới 20%-40% người sẽ mắc bệnh này (khi ở độ tuổi 40) là do di truyền từ người mẹ.

Khuyến cáo: Nên giữ cân nặng ổn định, kiên trì luyện tập thể thao. Sau 45 tuổi nên đi kiểm tra xét nghiệm xem có mắc bệnh tiểu đường 3 năm/ lần để sớm điều trị hiệu quả.

5. Khó sinh

Thường thì hình dạng và  kích thước xương chậu của mẹ và con gái là  như nhau. Theo nghiên cứu, những người có mẹ, bác gái, bà ngoại mắc chứng cao huyết áp, co thắt tĩnh mạch khi mang thai có nguy cơ mắc những bệnh này cao hơn người bình thường.

Khuyến cáo: Để tránh làm cho tĩnh mạch bị co thắt cách tốt nhất nên giữ vóc dáng nhỏ gọn, cân nặng luôn ổn định.

6. Mãn kinh sớm

Bạn và mẹ bạn rất có thể có cùng độ tuổi mãn kinh. Số  lượng và chất lượng trứng trong cơ thể  người con là bao nhiêu được quyết định ngay sau khi sinh, mà quyết định này lại liên quan đến yếu tố di truyền.

Khuyến cáo: Nên tránh xa thuốc lá, bởi nếu hút thuốc độ tuổi mãn kinh sẽ sớm hơn từ 2-3 năm.

7. Xốp, loãng xương

Người mẹ mắc bệnh xốp, loãng xương sẽ khiến đứa con gái của mình có  nguy cơ mắc các bệnh ở xương sụn rất cao, từ đó dễ dàng mắc các bệnh: gãy xương,  còng lưng, rạn nứt xương hông…

Chất lượng xương hình thành và chất lượng xương bị mai một theo thời gian ở mẹ và con là như nhau.

Khuyến cáo: Tăng cường bổ sung can-xi, và vitamin D bằng cách uống nhiều sữa, thuốc tăng cường can-xi, kiên trì luyện tập, bỏ thuốc lá, rượu bia như vậy mới duy trì được tình trạng phát triển ổn định của xương.

8. Chứng uất  ức, buồn bực

Tỷ lệ con gái mắc chứng này từ mẹ cao khoảng 10%. Theo nghiên cứu, tinh thần người mẹ là một trong những yếu tố  quan trọng giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh.

Khuyến cáo: Cần phải quan sát tỉ mỉ những tín hiệu này ở thai phụ, nó được biểu hiện: khóc, hay nổi cáu thất thường… để kịp thời điều chỉnh tâm trạng. Nếu trầm trọng phải đi khám bác sỹ tâm lý.

Phạm Hằng
Theo QQ

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.