45 cơ sở chế biến được xuất khẩu cá tra, basa sang Mỹ

Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, ba sa sang Mỹ, phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, an toàn thực phẩm. Ảnh. Phạm Anh.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, ba sa sang Mỹ, phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, an toàn thực phẩm. Ảnh. Phạm Anh.
TPO - Sau khi xem xét kỹ các điều kiện, Mỹ vừa công nhận 45 cơ sở chế biến cá tra, basa của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường này.

Ngày 10/3, Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản- Nafiqad (Bộ NN&PTNT) cho biết, Cơ quan Kiêm tra và An toàn thực phẩm (FSIS) của Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa công nhận thêm 22 cơ sở chế biến cá tra, basa của Việt Nam được xuất khẩu được phép xuất khẩu sang thị trường này. Như vậy, cùng với 23 cơ trước đó, đến nay, có 45 cơ sở chế biến cá tra, basa được phép xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ.

Nafiqad cho biết, đầu tháng 12/2015, phía FSIS đã có công thư gửi đơn vị này về hướng dẫn thực hiện Quy định thanh tra bắt buộc cá và sản phẩm từ cá họ Siluriformes (trong đó có cá tra, basa của Việt Nam xuất vào Mỹ). Đây là hoạt động theo chương trình Giám sát cá da trơn của Mỹ.

Theo đó, để cá tra, basa của Việt Nam được phép xuất xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong thời gian chuyển tiếp (từ 1/3/2016 đến 31/8/2017), trước ngày 1/3, Nafiqad phải gửi một số tài liệu pháp lý về việc kiểm soát các sản phẩm cá tra, basa ở Việt Nam cùng với doanh sách các doanh nghiệp đang và sẽ xuất khẩu sản phẩm trên vào Mỹ.

Sau khi tổng hợp, có tất cả 45 cơ sở đã nộp hồ sơ. Trong đó có 23 cơ sở đã gửi đầy đủ hồ sơ sớm hơn, đã được Mỹ duyệt ngày 1/3; 22 cơ sở còn lại đã hoàn thiện hồ sơ và mới được Mỹ chấp nhận.

Các sơ sở trên phải đáp các yêu cầu của FSIS, thể hiện qua việc đã xuất khẩu mặt hàng trên trong năm 2015 và các hợp đồng với nhà nhập khẩu Mỹ, trong đó có ghi rõ khối lượng và thời gian giao hàng trong năm 2016.

Nafiqad cho biết, theo thông báo của FSIS tại các buổi làm việc với các cơ quan của Bộ NN&PTNT, FSIS sẽ chính thức kiểm tra các lô hàng cá tra, basa của Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ từ ngày 15/4/2016 (tính theo ngày lô hàng đến cảng của Mỹ).

Các lô hàng cá tra, basa nhập khẩu vào Hoa Kỳ vi phạm các yêu cầu về ghi nhãn (tên thương mại, khối lượng tịnh) hoặc kết quả kiểm tra điều kiện vệ sinh lô hàng, chỉ tiêu hóa chất kháng sinh không phù hợp quy định của Mỹ sẽ không được thông quan.

Cũng theo Nafiqad, trong thời gian chuyển tiếp, để kết quả kiểm tra các lô hàng cá tra, basa nhập khẩu từ Việt Nam do FSIS thực hiện không ảnh hưởng đến quá trình đánh giá tương đương sau này, doanh nghiệp cần lưu lý về vấn đề an toàn thực phẩm, nhãn mác…

Theo đó, doanh nghiệp phải chủ động rà soát hệ thống tự kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm với cá tra chế biến, đáp ứng các yêu cầu của Mỹ về hóa chất kháng sinh, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, vi sinh vật. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các quy định về ghi nhãn, thông tin về nước xuất xứ, tên và mã số cơ sở sản xuất.

MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).