Triển lãm chính là những xúc cảm “yêu” của mỗi họa sỹ, đồng điệu trong chủ đề nhưng vẫn giữ được nét riêng trong từng sáng tác. Trần Ngọc Hưng là họa sỹ trẻ nhưng lại chọn sơn mài là nghiệp theo đuổi và đã được giới nghệ thuật đánh giá là một ngôi sao mới trong nghệ thuật sơn mài truyền thống.
Trần Ngọc Hưng vẫn sử dụng nghệ thuật sơn mài truyền thống nhưng có chút sáng tạo khi đưa vào trong sơn mài cả nghệ thuật tranh trừu tượng, thổi hồn cho tranh sơn mài một làn gió mới mang hơi thở của cuộc sống đương đại.
Ngược lại, Lê Văn Thìn lại theo thuyết trung dung của phương Đông. Đó là không mới, không cũ, không nhẵn, không gồ ghề, không hữu hình, không vô hình trong mỗi tác phẩm.
“Tình yêu” của Trần Ngọc Hưng.
“Yêu” là triển lãm đặc biệt khép lại các hoạt động giao lưu mỹ thuật sôi nổi trong năm lịch sử này. Do đó “Yêu” không chỉ là tiếng lòng của mỗi họa sỹ tham gia triển lãm mà còn chính là tình cảm mà Trung tâm muốn gửi tới khán giả yêu nghệ thuật Việt Nam. Triển lãm sẽ kéo dài tới ngày 31/12/2016.
Năm 2016 là năm đầy ý nghĩa ghi dấu chặng đường 10 năm phát triển của Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam. Với sứ mệnh gắn kết người dân hai nước, Trung tâm đã và đang tiếp tục tổ chức rất nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong đó không thể không kể đến các hoạt động triển lãm giao lưu mỹ thuật của họa sỹ hai nước.
“Hẹn ngày về” của Lê Văn Thìn
Hiện nay, Việt Nam và Hàn Quốc là 2 trong 4 quốc gia đang cố gắng gìn giữ, kế thừa và phát huy chất liệu nghệ thuật vốn dễ bị mai một trong cuộc sống hiện đại đầy sắc màu nghệ thuật đa dạng.
Ông Lee Dae Joong, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc chia sẻ: “Tôi hy vọng, khán giả yêu nghệ thuật hai nước sẽ tìm thấy những khoảnh khắc “yêu” của chính mình trong 28 tác phẩm sơn mài tham gia triển lãm lần này. 10 năm qua, nhờ có “tình yêu” của người dân Việt Nam và Hàn Quốc”.