20 năm, ngành sản xuất thiết bị y tế vẫn… dậm chân tại chỗ

TPO - “Sản xuất thiết bị y tế trong nước là bài toán rất khó. Mặc dù các đây khoảng 20 năm, Bộ Y tế đã có những chủ trương, kế hoạch về phát triển thiết bị y tế nội địa nhưng đến bây giờ vẫn dậm chân tại chỗ” – ông Hứa Phú Doãn, Phó chủ tịch Hội thiết bị y tế TPHCM thừa nhận.

Ngày 25/7, trong buổi giới thiệu triển lãm quốc tế chuyên ngành Y dược lần thứ 18 tại TPHCM, ông Hứa Phú Doãn cho biết, ngành sản xuất thiết bị y tế nội địa chỉ chiếm từ 1,5-2% tổng thị phần trong nước. Trong khi thiết bị của các hãng đến từ Mỹ, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc chiếm đến 55% thị trường thiết bị y tế tại Việt Nam.

Có 4 nhóm tiêu thụ thiết bị y tế gồm bệnh viện công; bệnh viện vốn nước ngoài; bệnh viện tư nhân và các viện nghiên cứu; trường học. Trong đó bệnh viện công chiếm 70% tổng giá trị về thiết bị y tế.

Được biết, tốc độ tăng trưởng về đầu tư mua sắm trang thiết bị ý tế trên 15%/năm. Cụ thể, năm 2016 đạt 800 triệu USD; 2017 đạt, 1,2 tỷ USD. Trong đó, đầu tư về chẩn đoán hình ảnh chiếm 30% trong các thiết bị  y tế như MR, CT, siêu âm, X-quang. Bệnh viện được đầu tư nhiều nhất là bệnh viện Nhi chiếm 4.000 tỷ đồng, bệnh viện Ung bướu chiếm hơn 2.000 tỷ đồng.

20 năm, ngành sản xuất thiết bị y tế vẫn… dậm chân tại chỗ ảnh 1 Tốc độ tăng trưởng 15%/năm được đánh giá là thị trường "béo bở" của doanh nghiệp nước ngoài

“Sản xuất thiết bị y tế trong nước là bài toán rất khó cho ngành sản xuất y tế của Việt Nam. Bộ Y tế đã có những chủ trương, kế hoạch về phát triển thiết bị y tế cách đây khoảng hơn 20 năm nhưng đến bây giờ vẫn dậm chân tại chỗ. Chúng ta đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển thiết bị y tế trong nước” – ông Doãn thừa nhận.

Theo ông Doãn, có những thiết bị, sản phẩm chấp nhận được chỉ khoảng 50 doanh nghiệp trong nước sản xuất. Tuy nhiên, những thiết bị đó đều là những thiết bị y tế thông thường như giường y tế, xe đầu giường, tủ đầu giường, nội thất y tế… Còn các thiết bị hơi cao cấp một chút, nặng về khía cạnh lắp ráp như làm máy X-quang hợp tác với Hàn Quốc, Nhật Bản thì tỷ lệ nội địa hóa cũng còn rất thấp.

So sánh với xe hơi, ông Doãn cho rằng tỷ lệ nội địa hóa đã thấp rồi, trong khi với thiết bị y tế, tỷ lệ nội địa hóa còn thấp hơn xe hơi nữa. “Những cái làm được nên cấu hình của thiết bị y tế mà Việt Nam làm được rất thấp. Đó là lý do rất khó để phát triển thiết bị y tế trong nước. Nhu cầu để phát triển nó, làm sao có tỷ lệ nội địa hóa cao, nghĩa là công nghệ hỗ trợ trong việc phát triển thiết bị y tế phải được nhà nước đầu tư nhiều hơn nữa mới mong được việc sản xuất thiết bị y tế trong nước phát triển” – ông nói.

Dịp này, Vinexad sẽ giới thiệu đến TPHCM triển lãm quốc tế chuyên ngành Y dược với sự tham gia của 350 doanh nghiệp đến từ 20 quốc gia như Nga, Mỹ, Ý, Đức, Singapore…, giới thiệu các máy móc, thiết bị y tế như Vật tư tiêu hao, thiết bị đo lường, kiểm nghiệm, thiết bị nội soi, phòng mổ, thiết bị y tế gia đình…

Song song đó, hội chợ Giao dịch hàng xuất khẩu Chiết Giang tại Việt Nam nhằm giới thiệu các loại máy móc, thiết bị điện, điện tử, vật liệu xây dựng, dệt may, sản phẩm gia dụng…

Hội chợ và triển lãm diễn ra từ ngày 2-4/8 tại Trung tâm triển lãm & Hội chợ Sài Gòn (SECC) số 799 Nguyễn Văn Linh, P. Tân Phú, Q.7, TPHCM

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.