Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, trong 10 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã giải ngân được khoảng 12,7 tỷ USD vốn FDI, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2015.
Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều FDI nhất với 842 dự án đầu tư đăng ký mới và 691 lượt dự án điều chỉnh vốn, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 12,84 tỷ USD, chiếm 72,9% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 10 tháng.
FDI vào Việt Nam những năm gần đây. Đồ họa: Ngô Minh.
Hàn Quốc là nước dẫn đầu về lượng FDI vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 5,62 tỷ USD, chiếm 31,9%. Tiếp sau là Nhật Bản với 1,92 tỷ USD, chiếm 10,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Trong 54 tỉnh thành phố nhận FDI, Hải Phòng là địa phương thu hút nhiều vốn nhất với 43 dự án cấp mới và 34 lượt dự án điều chỉnh vốn, tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,73 tỷ USD, chiếm 15,5% tổng vốn đầu tư 10 tháng đầu 2016. Hà Nội đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,03 tỷ USD, chiếm 11,5%.
Cơ cấu nguồn FDI theo quốc gia đầu tư. Đồ họa: Ngô Minh.
Nhờ môi trường kinh doanh được cải thiện về nhiều mặt như thủ tục thuế được tinh giản, quyền lợi nhà đầu tư được nâng cao, FDI vào Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt.
Theo báo cáo từ World Bank, môi trường kinh doanh tại Việt Nam đã tăng 9 bậc so với năm trước, xếp hạng 82 thế giới.