11 câu hỏi thời gian mang bầu

11 câu hỏi thời gian mang bầu
TP - Liệu có thể sinh hoạt vợ chồng bình thường hay cắn răng cai hẳn? Nếu không phải cai thì tư thế nào thích hợp nhất và có thể duy trì đến tháng thứ mấy?

GS.BS Phụ khoa Krzysztof Dynowski sẽ giải đáp những thắc mắc loại này.

11 câu hỏi thời gian mang bầu ảnh 1
Ảnh chỉ mang tính minh họa

1. Trường hợp nào bác sỹ phụ khoa có thể phải nghiêm cấm phụ nữ có bầu “chiều chồng”?

Bác sỹ có thể chỉ định kiêng sinh hoạt vợ chồng trong những trường hợp thai kỳ bị đe dọa hoặc thai phụ mắc một số bệnh lý cụ thể nào đó.

“Làm chuyện ấy” bị nghiêm cấm khi thai phụ có nguy cơ sảy thai hoặc đẻ non, cùng như bộ máy sinh sản bị chảy máu, các tình trạnh viêm nhiễm “bộ phận thầm kín”, sản phụ đa thai và khuyết tật cổ tử cung (cổ tử cung không thể giữ thai đến thời hạn sinh con).

Tuy nhiên điều đó không có nghĩa tuyệt đối cách ly đối tác. Những cử chỉ mơn trớn, âu yếm nhẹ nhàng sẽ không bị cấm đoán.

2. Từ ngày có bầu, cặp “đào tiên” của tôi trở nên mẫn cảm thái quá. Liệu tính trạng khó chịu này có kéo dài đến ngày sinh con?

Cặp “đào tiên” thường mẫn cảm nhất trong những tháng đầu của thai kỳ. Nồng độ các hoóc-môn giới tính trong máu cao hơn bình thường là thủ phạm dẫn đến tình trạng bất thường đó. Chúng tác động làm phình to bầu vú và cương tấy núm vú. Hiện tượng khiến cho bộ phận này của cơ thể trở nên mẫn cảm khác thường với mọi sự đụng chạm.

Sự mẫn cảm thái quá này sẽ nhạt dẫn trong những tháng tiếp sau, và không ít phu nhân (nhất là những người đẹp vốn có vòng một nhỏ) thậm chí còn hãnh diện với tạo dáng và kích cỡ bộ ngực mới và tương lai sẽ tiếc nuối nhớ lại thời kỳ tuyệt vời này trong cuộc đời.

3. Vợ chồng chúng tôi vẫn ưa thích tư thế sinh hoạt kinh điển. Liệu có phải từ bỏ tư thế này từ tháng thứ 6 của thai kỳ?

Không nên áp dụng tư thế kinh điển từ thời điểm ấy, bởi tử cung ép chặt các tĩnh mạch bụng. Mọi rắc rối sẽ được khắc phục ngay khi áp dụng một cải tiến nhỏ, thí dụ: Theo tư thế “ghé bên” hoặc “úp thìa”.

4. Liệu cực khoái vào giai đoạn cuối của thai kỳ có thể đẩy nhanh thời gian “vỡ đê”?

Chính xác là như vậy! Nhiều các bác sỹ phụ khoa chỉ định vợ chồng “làm chuyện ấy” (tất nhiên với điều kiện cẩn trọng, nhẹ nhàng) vào những ngày cuối.

Lý do: Những nguyên tố tiềm ẩn trong tinh dịch đàn ông có tác dụng làm giãn mở cổ tử cung, còn bản thân cực khoái có thể gây ra phản ứng co bóp tử cung - yếu tố sẽ phát triển thành những cơn co thắt “vỡ đê” vào thời gian sau.

5. Chồng tôi e ngại rằng, bố mẹ “sung sướng” sẽ làm hại đứa con trong bụng. Điều đó có đúng không?

Không đúng. Chị có thể đưa chồng đến gặp bác sỹ phụ khoa. Nếu thai kỳ không bị đe dọa bác sỹ chắc chắn sẽ trấn an anh ta bằng lời giải thích: Sinh linh bé nhỏ không bị ảnh hưởng gì trong thời gian bố mẹ “sung sướng”. Nó đã được nước ối và tử cung bảo vệ (cổ tử cung hẹp đến mức, “dụng cụ đàn ông” không thể chui tọt vào trong và có thể chạm vào thai nhi).

6. Trước khi có thai tôi vẫn nghĩ rằng, đến lúc ấy sẽ chẳng còn hứng thú gì với “chuyện ấy”, thế nhưng thực tế chứng tỏ ngược lại. Liệu điều đó có bình thường?

Rất bình thường! Xảy ra hiện tượng như vậy bởi “sự bùng nổ” các hoóc-môn giới tính. Chưa bao giờ trước đó và sau khi sinh cơ thể người đẹp có chúng nhiều như vậy.

Thêm nữa, vùng xương chậu được cung cấp lượng máu thừa thãi (vậy nên mọi cảm nhận đều mạnh mẽ hơn), trạng thái bôi trơn bên trong “nơi thầm kín” hoàn hảo hơn. Tóm lại, là thời điểm thích hợp nhất để tận hưởng.

7. Có thai được khoảng hai tuần, tôi chẳng còn hứng thú gì với “chuyện ấy”. Suốt ngày tôi buồn ngủ híp mắt và buồn nôn. Liệu tình hình này có cải thiện sau khi sinh?

Tình trạng khó chịu như thế sẽ trôi qua sau vài ba tuần. Thời gian đầu là lúc cơ thể người mẹ tập trung tạo điều kiện tốt dành cho thai nhi. Lượng hoóc-môn progesterone trong máu nhiều hơn bình thường tác động đến nhu động ruột. Từ đó xuất hiện tình trạng táo bón, buồn nôn và mẫn cảm thái quá với mọi mùi vị.

8. Những tư thế nào có thể tác dụng trong khi “chiều chồng”, đảm bảo an toàn nhất cho đứa trẻ trong bụng mẹ?

Mọi tư thế khả dĩ đảm bảo cho phu nhân khả năng điều chỉnh độ sâu, cường độ hoạt động của đối tác và bản thân thỏa mái. Sự gần gũi và cảm xúc là yếu tố quan trọng nhất của sinh hoạt vợ chồng trong thời gian phu nhân mang thai, chứ không phải bài tập “thể dục nhào lộn”. Đối tác hết mình và cẩn trọng chắc chắn sẽ không làm hại hai mẹ con.

Chỉ nên nhớ một điều: Cảm giác đau bất thường trong lúc “vui vẻ” thường là tín hiệu thông báo là có chuyện bất ổn. Vì vậy cần lập tức tham khảo ý kiến bác sỹ - trường hợp sự cố lặp lại.

9. Thời gian kiêng khem tối thiểu sau khi sinh bắt buộc phải bao lâu để tôi lại có thể hoàn toàn thỏa mái “chiều chồng” như trước đây?

Điều đó sẽ được bác sỹ phụ khoa trả lời sau cuộc thăm khám, khi đã kiểm tra trạng thái cụ thể những mũi khâu, vết mổ (trường hợp đẻ mổ) đã thực sự lành lặn, xem liệu “kênh” cổ tử cung đã khép miệng. Và dịch nhờn bên trong “nơi thầm kín” không phải dấu hiệu viêm nhiễm.

Nói chung, những lần làm lại đầu tiên cần phải nhẹ nhàng và khéo léo bởi phải qua một thời gian nhất định cơ quan tinh tế của phụ nữ sau khi sinh mới có thể lấy lại phong độ đầy đủ.

Cũng cần nhớ đến nguyên tắc: “Cần cù luyện tập làm nên nhà vô địch”, vậy nên hãy thử nghiệm một cách từ tốn.

10. Trong khi mang thai có thể sử dụng bao cao su có “phụ gia” và các loại kem bôi trơn?

Không có gì ngăn cản việc sử dụng phương tiện đó tuy nhiên cần lưu ý xem kỳ thai có gắn liền với tình trạng viêm nhiễm bộ phận ngoài “nơi thầm kín” hay không (thí dụ - viêm nhiễm do nấm), bởi khi ấy sinh hoạt vợ chồng có thể làm cho tình trạng bệnh lý trầm trọng thêm.

Về các loại kem bôi trơn, rất hiếm trường hợp cần dùng bởi thông thường trong thời gian có bầu bên trong “nơi thầm kín” ra nhiều chất bôi trơn hơn.

 Cũng cần nhớ chi tiết: Thai nghén là thời kỳ khả năng mẫn cảm của cơ thể với các hợp chất lạ lớn hơn bình thường, vậy nên có thể xuất hiện tính trạng dị ứng thậm chí với việc dùng thuốc sớm.

11. Chúng tôi sẽ có con sinh đôi. Liệu trong thời gian mang thai vợ chồng có thể duy trì sinh hoạt thầm kín bình thường hay phải kiêng hẳn?

Đa thai bao giờ cũng đồng nghĩa với nguy cơ rủi ro cao hơn trong sinh hoạt vợ chồng. Trường hợp diễn biến bình thường, sinh hoạt thầm kín không bị phong tỏa hoàn toàn (an toàn nhất là giai đoạn ba tháng thứ hai), nhưng tốt nhất vẫn nên tham khảo ý kiến bác sỹ trực tiếp thăm khám. Riêng tôi khuyên, hết sức thận trọng - một khi quyết định sinh hoạt theo tư thế kinh điển.

Hoa Quỳ
Theo Cẩm nang Gia đình Ba Lan

MỚI - NÓNG