1001 thắc mắc: Ong có ngủ không, kinh khủng thế nào nếu ong tuyệt chủng?

Ong là loài động vật làm việc không biết mệt mỏi
Ong là loài động vật làm việc không biết mệt mỏi
TPO - Ong là loài động vật làm việc không biết mệt mỏi: thu thập mật hoa, xây tổ, tạo ra mật ong hay bảo vệ ong chúa cùng đàn của mình. Vậy trong cuộc sống bận rộn ấy, ong có bao giờ giành thời gian để nghỉ ngơi không? Chúng có bao giờ ngủ không?

Một trong những lí do mà chúng ta có cảm giác ong không bao giờ ngủ là bởi vì chúng ta chẳng bao giờ thấy chúng ngủ, hay biết hình dáng lúc ngủ của chúng là như thế nào để phân biệt. “Ngủ” theo nghĩa thông thường là bất động ở một tư thế thoải mái, thân nhiệt giảm, phản ứng chậm với sự quấy nhiễu từ bên ngoài và hoạt động não bộ nhanh chậm theo từng chu kì ngủ.

Ong được cho là có tất cả những đặc điểm này. Người đầu tiên phát hiện ra ong có ngủ là nhà khoa học Walter Kaiser. Ông quan sát thấy ong ngủ với tư thế cúi đầu xuống, râu cụp vào và cánh đóng lại trên thân.

Ong thường ngủ ngay trên những bông hoa, nhưng chúng thường bay đi ngay khi gặp phải sự quấy nhiễu nào đó. Điều này làm chúng ta gạt bỏ ngay khả năng rằng chúng đang ngủ. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiệt độ cơ thể của ong giảm xuống khi chúng ngủ, và cần phải có ánh sáng với cường độ sáng cao hơn bình thường (so với cường độ ánh sáng mà ong phản hồi trong trạng thái thức) mới có thể đánh thức chúng dậy.

Tuy nhiên, mỗi loại ong có thói quen ngủ khác nhau, tùy thuộc vào vai trò của chúng trong đàn. Những chú ong lớn tuổi (ong làm nhiệm vụ đi ra ngoài tìm mật hoa, còn gọi là ong mật) thường hay ngủ vào ban đêm.

Còn những chú ong bé (ong thợ) ngủ bất kì khi nào chúng cảm thấy cần thiết và không có giờ giấc cố định. Lí do cho điều này là bởi vì ong mật thường yếu và có ít năng lượng để làm việc liên tục, còn những chú ong thợ chỉ cần ngủ một giấc ngắn là có thể tiếp tục làm việc. Giấc ngủ của ong cũng được phân theo các chu kì khác nhau như thư giãn, ngủ nông và ngủ sâu.

Do ong mật cần có một giấc ngủ dài và liên tục, chúng hay chọn vị trí ngủ ở phía rìa của tổ, tránh xa khỏi sự nhộn nhạo ở trung tâm. Ngược lại, những chú ong thợ không cảm thấy phiền hà vì chúng chỉ cần ngủ ngắn nên hay ngủ ở trung tâm của tổ cùng những ong thợ khác. Một điều thú vị mà các nhà khoa học chưa thể giải thích được đó là ong ở những tổ khác nhau thường có giấc ngủ dài ngắn khác nhau.

Giống như con người, ong là loài động vật có tính cộng đồng cao. Vì vậy, khả năng giao tiếp và trao đổi thông tin là rất quan trọng. Tuy nhiên, thông tin ghi nhận hàng ngày không phải cứ được nhận rồi cất vào tủ như đồ vật. Để có thể lưu trữ trong bộ não, thông tin cần phải có thời gian củng cố để chuyển hóa từ bộ nhớ ngắn hạn sang bộ nhớ dài hạn.

 Khoảng thời gian này có thể mất nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày tùy thuộc vào lượng thông tin. Ngủ được cho là phương pháp hiệu quả hỗ trợ việc củng cố bộ nhớ này. Nếu không được ngủ đủ và sâu, quá trình này sẽ bị ảnh hưởng và việc lưu giữ thông tin sẽ trở nên khó khăn.

Quá trình củng cố thông tin này rất quan trọng với loài ong. Trong một vài thí nghiệm, những chú ong được cho phân biệt các loại thức ăn khác nhau bằng cách liên kết mỗi loại thức ăn với mùi vị và nhiệt độ riêng biệt. Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng chỉ có những chú ong đã ngủ sâu mới có thể ghi nhớ mối liên kết này, còn những chú ong chỉ ngủ nông thì không phân biệt được.

Loài ong, đặc biệt là những chú ong mật nhiều kinh nghiệm, thường sử dụng một điệu nhảy đặc biệt được gọi là “điệu nhảy lúc lắc” (tiếng anh là waggle dance) với mục đích để chỉ cho những chú ong khác trong đàn về một nguồn thức ăn mới (thường là một bông hoa). Nhà tập tính học người Áo từng đoạt giải Nobel Karl von Frirsch là một trong những người đầu tiên dịch được ý nghĩa của điệu nhảy này.

Một điều đặc biệt trong “điệu nhảy” này là nó dựa vào hướng của mặt trời và thời gian để chỉ cho những chú ong khác một cách chính xác về nguồn thức ăn. Các nhà khoa học đã quan sát và thấy rằng khi thiếu ngủ, điệu nhảy này sẽ trở nên thiếu chính xác. Hậu quả ely a lot more power effcuối cùng là sẽ làm tốn năng lượng và hiệu suất của cả đàn vì những chú ong khác sẽ được dẫn tới nguồn thức ăn không chính xác.

Kể cả khi một chú ong mật thể hiện điệu nhảy lúc lắc một cách xuất sắc và dẫn đàn của nó tới một nguồn thức ăn tuyệt vời, một chú ong bị thiếu ngủ sẽ có thể không tìm được đường quay trở lại tổ do gặp khó khăn trong việc ghi nhớ đường bay tới địa điểm mới này.

Như vậy, chúng ta biết được rằng cũng giống như con người, loài ong có ngủ và việc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong tổ chức xã hội của giống loài này. Việc ngủ đủ và hợp lí sẽ tăng cường khả năng khi nhớ, giúp một cá thể ong không chỉ làm việc hiệu quả mà còn đóng góp đáng kể tới sự tồn tại của cả đàn.

Nếu ong tuyệt chủng, cả thế giới sẽ bị đói

Ong là một loài côn trùng rất có giá trị đối với con người. Không chỉ vì chúng cho mật ong, một thực phẩm đồng thời là một dược phẩm quý báu mà chúng còn thụ phấn cho hoa, khi chúng bay từ bông hoa này tới bông hoa khác để hút nhuỵ về “luyện” thành mật.

1001 thắc mắc: Ong có ngủ không, kinh khủng thế nào nếu ong tuyệt chủng? ảnh 1 Ong đóng góp vô giá vào sự tăng năng suất cho tất cả các loại cây.
Ong có thể khai thác mật ở hầu hết các loại hoa, nhờ vậy, tỷ lệ đậu quả tăng lên. Kết quả là ong đóng góp vô giá vào sự tăng năng suất cho tất cả các loại cây. Tổng kết lại, riêng đối với cây trồng, ong đã hỗ trợ cho khoảng 80% các loại thực vật phục vụ cho đời sống của loài người, chiếm 1/3 khẩu phần ăn của dân số toàn hành tinh. Nếu như bỗng nhiên toàn bộ loài ong trên thế giới biến mất, thế giới sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng thiếu nghiêm trọng các sản phẩm thịt và sữa, rau xanh và trái cây. Hiện nay mức độ tử vong của ong lên tới một con số rất lớn: từ 20 đến 40%/năm.

Phát hiện đảo 'ong mật' ở sa mạc Sahara

Các nhà khoa học đã  khám phá quần thể ong mật hơn 10.000 tuổi, sống biệt lập ở một ốc đảo phía Bắc Sahara, sa mạc lớn nhất thế giới. Phát hiện mới cho thấy những con ong này đã sống “biệt lập” ở Kufra 5.000 - 10.000 năm trước. Nguyên nhân xác định là do sự biến đổi khí hậu biến một thảo nguyên cổ đại xanh tươi ở Sahara thành sa mạc khô cằn như ngày nay.

Phân tích những con ong ở Kufra, các nhà khoa học không phát hiện dấu hiệu sinh sống của Varroa Destructor, loài ký sinh trùng gây chết người thường ẩn nấp trong thế giới ong mật. Loài ong mật trên ốc đảo hoàn toàn không chứa loài ký sinh Varroa, kẻ giết ong hàng loạt trên thế giới.

Phát hiện một quần thể ong cô lập và không có mầm bệnh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, chúng có thể là một loài thuần khiết. Giới khoa học hy vọng, một chương trình sinh sản lai giống cẩn thận giữa loài ong Kufra và những con ong thương mại có thể đem lại những kết quả đáng ngạc nhiên.

Có điềm gì không nếu ong làm tổ trong nhà? Clip nguồn youtube. 

Phát hiện loài ong 'liếm mồ hôi người để sống'
Các chuyên gia Mỹ vừa phát hiện một loài ong mới kiếm ăn theo cách hết sức bất thường tại thành phố New York: liếm mồ hôi người để sống. Khác với đồng loại châu Âu, ong mồ hôi không làm ra nhiều mật, nhưng hiếm khi đốt người. Chúng rất ưa thích các con mồi là những người hay đổ mồ hôi nhiều, theo chuyên gia Ascher.Nội dung chú thích, diễn giải...

MỚI - NÓNG
Nhiều vũ khí hiện đại sẽ xuất hiện tại triển lãm quốc tế do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức
Nhiều vũ khí hiện đại sẽ xuất hiện tại triển lãm quốc tế do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức
TPO - Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức, dự kiến diễn ra từ ngày 19/12 đến 22/12/2024 tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội. Nhiều loại vũ khí, thiết bị quân sự hiện đại, trong đó có những sản phẩm mới sản xuất gần đây sẽ được trưng bày.