1001 thắc mắc: Loài sa giông nào tiết ra chất độc đủ giết 20 người?

0:00 / 0:00
0:00
1001 thắc mắc: Loài sa giông nào tiết ra chất độc đủ giết 20 người?
TPO - Da của chúng tiết ra chất độc thần kinh tetrodotoxin cực mạnh – chất độc có trong cá nóc, chất độc này có khả năng gây tử vong cho hàng nghìn con chuột và từ 10 - 20 người trưởng thành.

Sa giông loài lưỡng cư độc đáo nhất thế giới

Sa giông da nhám là một loài động vật lưỡng ở khu vực Bắc Mỹ, chúng có tên khoa học là Taricha granulosa. Những con sa giông da nhám có cái đầu tròn như đầu ếch, làn da sần có màu nâu hoặc nâu đen, lớp da ở mặt dưới cơ thể có màu cam hoặc đỏ rực rỡ kéo dài từ miệng đến chân.

Những con sa giông trưởng thành có kích thước từ 11cm đến 18cm. Thức ăn chủ yếu của chúng là giun đất, các loài côn trùng như ruồi, muỗi và các loài bọ. Để thoát khỏi những kẻ săn mồi, loài sa giông này đã tiến hóa một vũ khí tự vệ hạng nặng.

1001 thắc mắc: Loài sa giông nào tiết ra chất độc đủ giết 20 người? ảnh 1

Da của chúng tiết ra chất độc thần kinh tetrodotoxin (TTX) cực mạnh – chất độc có trong cá nóc, chất độc này có khả năng gây tử vong cho hàng nghìn con chuột và từ 10 - 20 người trưởng thành. Với chất độc khủng khiếp đó, sa giông da nhám chẳng hề "ngán" bất kỳ động vật săn mồi nào.

Tuy nhiên sa giông cũng bị hạn chế bởi đặc điểm sinh học của chính nó. Chúng chỉ có thể kháng TTX mà không thể miễn dịch với nó. Các nhà khoa học đã thí nghiệm chỉ cần tiêm một vài miligram TTX vào ruột con sa giông cũng có thể khiến nó chết, vì thế nó phải giữ chất độc trong da.

Một con sa giông độc nhất có chứa khoảng 14 đến 15 miligram TTX, loài sa giông này còn độc hơn cả loài ếch có độc nổi danh Nam Mỹ. Khi gặp nguy hiểm, chúng sẽ ngửa cổ và dựng ngược đuôi để lộ phần da màu cam hoặc đỏ đồng thời phát ra một mùi hăng hắc để cảnh báo những động vật săn mồi tránh xa.

Chỉ có loài rắn sọc Thamnophis sirtalis mới có đủ khả năng “xơi tái” loài sa giông này do trong cơ thể của chúng có một chất kháng độc TTX của loài sa giông. Ngay cả một con ếch bò Châu Phi cũng phải bỏ mạng khi ăn phải thứ không nên ăn này.

Khi vào mùa sinh sản, da của loài sa giông này sẽ trở nên láng mịn hơn, những con sa giông cái có kích thước lớn hơn những con được lượng độc TTX trong cơ thể chúng cũng cao hơn, có cả trong buồng trứng và trứng của chúng.

Loài sa giông đẻ trứng ở dưới nước, trứng bám vào các loài cây thủy sinh để không bị trôi đi. Do trứng của chúng cũng có độc nên không một loài sinh vật nào dám đụng đến. Sa giông con cũng có vòng đời phát triển như loài ếch nhưng khi lên bờ thì chúng lại tiến hóa theo hướng khác.

1001 thắc mắc: Loài sa giông nào tiết ra chất độc đủ giết 20 người? ảnh 2

Loài sa giông nào dùng xương sườn làm vũ khí?

Có tên khoa học là Pleurodeles Waltl, sa giông xương sườn nhọn là một loài động vật lưỡng cư có cách thức tự vệ vô cùng kỳ lạ.

Sa giông gân Tây Ban Nha hay Sa giông gân Iberia (Pleurodeles waltl) là một loài sa giông đặc hữu của miền Trung và Nam Bán đảo Iberia và Maroc. Nó được biết đến với xương sườn sắc nhọn có thể đam xuyên qua sườn của nó, và như vậy cũng được gọi là Sa giông gân sắc.

Loài sa giông này có tên khoa học là Pleurodeles Waltl, thuộc họ kỳ nhông, là một loài động vật lưỡng cư, sống chủ yếu ở các ao hồ, suối nhỏ thuộc khu vực bán đảo Iberia như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha...

Dù có kích thước khá nhỏ, chỉ dài khoảng 30 cm và nặng hơn 300 g nhưng chúng lại có một cơ chế tự bảo vệ vô cùng hữu hiệu.

Khi bị tấn công, những chiếc xương sườn sắc nhọn sẽ di chuyển dọc theo đốt sống về phía trước và thọc những đầu nhọn xuyên qua lớp da.

Trên đỉnh của những đầu nhọn này sẽ tiết ra chất độc có thể làm đau đớn, tê liệt thậm chí gây ra cái chết cho kẻ thù.

Sau đó, những chiếc xương sườn sẽ được thu vào trong trở lại mà không hề làm tổn thương đến chúng. Da của chúng cũng nhanh chóng tự chữa lành một cách dễ dàng.

Cho đến nay vẫn còn nhiều điều bí ẩn về cơ chế tự vệ của loài vật này chờ được khoa học giải mã.

MỚI - NÓNG