1. Hoại tử
Hoại tử là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công vào các mô trên cơ thể. Vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở, thậm chí chỉ vết đứt tay cũng đủ để người bệnh bị nhiễm khuẩn.
Các vi khuẩn tiết ra các độc tố làm thối rữa các mô, hầu hết mọi trường hợp, phẫu thuật cắt cụt chi là cách duy nhất để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan.
Nhưng ngay cả khi đã dùng kháng sinh và phẫu thuật, 1/3 bệnh nhân vẫn tử vong. Theo thống kê, 1.500 người nhiễm bệnh chết vì hoại tử mỗi năm.
2. Viêm màng não
Mỗi năm 1.2 triệu người trên thế giới bị đe dọa tính mạng bởi căn bệnh viêm màng não. Nó là chứng viêm lớp màng mỏng bao bọc não và hệ thần kinh cột sống. Khi vi khuẩn vào máu sẽ tấn công màng não.
Trong vòng 24 giờ, nạn nhân bị đau đầu, phát ban trên da, sợ ánh sáng. Độc tố trong vi khuẩn sẽ phá hủy mạch máu trong não.
Nếu không nhanh bổ sung kháng sinh, phổi sẽ bị lấp đầy bởi chất dịch não, nhiễm trùng gây hoại tử khắp cơ thể. Thậm chí dù được chăm sóc tốt nhất, 1/3 số người nhiễm bệnh sẽ chết, 20% số người sống sót bị điếc, chết não vĩnh viễn hoặc phải cắt bỏ tay chân.
3. Bệnh chagas
Bệnh chagas gây ra bởi một loại côn trùng ban đêm lây truyền ký sinh trùng chết người vào máu của người bệnh bằng cách cắn khi họ đang ngủ.
Khi vào bên trong cơ thể, ký sinh trùng này sẽ xâm nhập và tàn phá hệ tim mạch, gây đột quỵ. Nếu không được hồi sức ngay lập tức, người bệnh sẽ chết trong vòng vài phút.
4. Tai biến mạch máu não
Đây là căn bệnh đã giết chết 6 triệu người và khiến 5 triệu người tàn tật vĩnh viễn mỗi năm.
Tai biến não sẽ ngăn chặn oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho não, có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời. Những người sống sót thường bị mù, câm hoặc sống thực vật cả đời.
5. MRSA (tụ cầu vàng kháng methicillin)
MRSA là một loại bệnh siêu kháng thuốc nhanh chóng phá hủy các tế bào máu và mô phổi. Nó xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở, trong vòng 24h sẽ khiến mô phổ thối rữa, người bệnh ngạt thở, suy hô hấp và tử vong.
6. Bệnh tả
Theo dữ liệu, 5 triệu người trên khắp thế giới nhiễm bệnh tả do sử dụng thực phẩm và nguồn nước bị ô nhiễm. 120.000 người tử vong vì bệnh tả mỗi năm dù đã có vắc xin và thuốc kháng sinh phòng ngừa bệnh.
Khi xâm nhập cơ thể, virus sẽ tấn công ruột non, gây mất nước, tiêu chảy và nôn mửa không kiểm soát. Bởi vậy, nếu không bổ sung nước kịp thời, các cơ quan bị ảnh hưởng, người bệnh sẽ chết ngay trong một đêm.
7. Enterovirus D68
Đây là một loại virus hô hấp chết người, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh bại liệt. Bệnh lây truyền không chỉ qua đường nước bọt, mà cả những vật dụng như khăn mặt hay nắm đấm cửa.
Virus này tấn công đường hô hấp và khả năng vận động của cơ thể, khiến nạn nhân tử vong trong một đêm. Hiện không có thuốc đặc trị cho căn bệnh này.
8. Dịch hạch
Vào thế kỷ 14, dịch hạch lây lan và giết chết 50 triệu người trên thế giới. Trong thập kỷ qua, 20.000 cũng tử vong do căn bệnh này. Bệnh có thể lây truyền vào máu qua các vết cắn của bọ chét từ động vật như chuột, mèo, chó...
Virus sau khi xâm nhập sẽ sinh sôi rất nhanh trong các hạch bạch huyết, khiến người bệnh nổi hạch đau đớn. Nếu không được điều trị, 60% người nhiễm bệnh sẽ chết trong vòng một ngày.
9. Ebola
Theo thống kê, hơn 28.000 người dân ở Tây Phi nhiễm Ebola trong năm 2014. Hiện chưa có thuốc chữa và gần 70% người nhiễm bệnh sẽ chết.
Virus Ebola lây truyền qua chất dịch cơ thể, ngay cả quần áo bảo hộ cũng không thể ngăn chặn hoàn toàn nhiễm trùng.
Trong một giờ nhiễm bệnh, virus sẽ phá hủy các tế bào bạch cầu, ngăn cản quá trình đông máu, gây xuất huyết trong dữ dội, dẫn đến tử vong nhanh chóng.
10. Sốt xuất huyết
Gần 40% dân số thế giới có nguy cơ mắc phải sốt xuất huyết. Trong vòng một ngày bị muỗi mang bệnh cắn, người bệnh sẽ bị sốt cao 41 độ C, đau cơ nặng và xuất huyết trong. Nếu không điều trị ngay, virus sẽ nhanh chóng phá hủy tiểu cầu của cơ thể, gây suy tuần hoàn.
Sốt xuất huyết chủ yếu xảy ra ở vùng khí hậu nhiệt đới, hiện chưa có vắc xin đặc trị, chỉ có thuốc tăng sức đề kháng cho người bệnh để chống chọi với bệnh.