10 cách giúp ngăn ngừa đau lưng

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Đau lưng là một bệnh lý rất thường gặp, nó xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Cơn đau lưng có thể biến mất trong vài ngày, nhưng cũng có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề và gây tàn phế.

Đau lưng có biểu hiện khác nhau từ nhẹ đến nặng, từ một đau âm ỉ liên tục đến đau nhói đột ngột và do nhiều nguyên nhân. Đôi khi nó là do ảnh hưởng của việc bong gân, gãy xương, hoặc chấn thương do tai nạn khác. Nó có thể xuất phát từ một căn bệnh khác như viêm khớp, đau cơ xơ, hoặc hẹp ống sống... Nhiều người đau lưng một phần là họ đang thừa cân hoặc ít vận động.

Bệnh đau lưng tuy không nguy hiểm nhưng nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Chính vì thế chúng ta không nên coi thường bệnh đau lưng. Theo các chuyên gia y tế, cơn đau lưng có thể hết trong vài ngày bằng các cách đơn giản dưới đây:

Tập thể dục thường xuyên: Nếu bạn bị đau lưng, bạn có thể nghĩ rằng cách tốt nhất để phòng chống và ngăn ngừa đau lưng là tập thể dục và nghỉ ngơi. Các chuyên gia chỉ ra rằng, tập thể dục thường xuyên thúc đẩy hình thành xương và có thể ngăn chặn bệnh loãng xương, viêm khớp. Khi có tuổi, xương mất đi độ đặc, khớp trở nên cứng, khó linh hoạt hơn, tập thể dục đều đặn là một trong những cách tốt nhất để kéo chậm hoặc ngừa suy giảm cơ, xương và khớp.

Giảm cân: Béo phì là một nguyên nhân phổ biến gây đau lưng bởi việc thừa cân sẽ gây áp lực lên cột sống. Nếu bạn bị đau lưng thường xuyên, cách chữa đơn giản có thể là giảm mỡ bụng để giảm áp lực lên cột sống.

Bỏ thuốc lá: Từ bỏ thói quen hút thuốc lá có thể chữa chứng đau lưng. Một số nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc dễ bị đau lưng hơn so với người không hút thuốc. Chất nicotine trong thuốc lá được cho góp phần gây đau.

Ngủ đúng vị trí: Tư thế ngủ ngon giấc là tư thế mà khi thức dậy vào sáng hôm sau đúng tư thế như lúc đặt mình hôm trước. Tư thế ngủ tốt nhất là nằm vì nó đảm bảo cột sống không bị quá tải. Tư thế có hại cho sức khỏe nhất là nằm sấp bởi đoạn cột sống phía dưới sẽ bị uốn cong. Ngoài ra, ngủ sấp, đầu nghẹo về một bên sẽ làm kéo căng xương cổ. Trái lại nằm ngửa, đầu đặt lên gối có thể là nguyên nhân khiến cổ cứng. Còn nếu ngủ không gối sẽ dễ dẫn đến chứng ngáy khi ngủ.

Tư thế làm việc: Khi ngồi nên ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp với cơ thể mình để hai bàn chân đặt sát trên sàn nhà, khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng hai bên vuông góc, lưng thẳng, tựa đều vào thành ghế phía sau, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai bên mông và hai chân. Nếu cần có thể dùng một gối mỏng kê đỡ vùng thắt lưng để duy trì đường cong bình thường của đoạn cột sống này. Những người đã bị đau lưng đặc biệt là thoát vị đĩa đệm không được ngồi xổm, hạn chế các tư thế làm gấp cột sống.

Khi bê hoặc nâng đồ vật lên: Khi muốn bê hoặc nâng một vật từ dưới đất lên cần đặc biệt chú ý đến tư thế của cột sống và thân mình, khoảng cách giữa đồ vật đó với cơ thể và sự phối hợp nhịp nhàng của động tác, cụ thể như sau: Hai bàn chân đứng cách nhau một khoảng rộng phù hợp để tạo chân đế vững chắc; Ngồi xổm xuống (bằng cách gấp khớp gối và khớp háng) không cúi gấp cột sống; Đưa đồ vật cần bê vào sát bụng, căng cơ bụng ra; Nâng đồ vật đó lên bằng cách đứng dậy. Không dùng cơ thắt lưng để nâng vật đó lên; Giữ cho cột sống thẳng, không xoắn vặn trong khi thực hiện động tác; Không cúi xuống từ thắt lưng để nâng vật nặng. Uốn cong đầu gối và ngồi xổm của bạn , kéo cơ bụng của bạn và giữ các đối tượng gần với cơ thể của bạn khi bạn đứng lên. Không xoay cơ thể của bạn trong khi nâng. Nếu bạn có thể, đẩy chứ không phải là kéo các vật nặng. Đẩy dễ dàng hơn ở mặt sau.

Tránh giày cao gót: Để dễ dàng di chuyển trên một đôi giày cao gót, cột sống của bạn cần phải lắc lư theo một tư thế bất thường. Đó là một quá trình gây nhiều áp lực xuống các cơ ở thắt lưng. Kết quả là bạn sẽ đau lưng dưới. Như bất kỳ bộ phận khác của cơ thể, lưng bạn cũng cần được nghỉ ngơi. Nếu như bạn mang giày cao gót trong suốt một ngày, hôm sau bạn nên đi giày bệt. Và nếu muốn để dành sức khỏe cho một đêm đặc biệt, bạn đừng bao giờ đi bộ trên giày cao gót liên tục trong vài giờ.

Tránh mặc quần áo chật: Mặc quần quá chật, lưng trễ và đáy thấp sẽ gây chèn ép các dây thần kinh ở lưng. Chứng đau lưng làm cho bạn cảm thấy tê và hơi ngứa ở cẳng chân, lưng bị căng lên. Khi chuyển sang mặc quần rộng và lưng cao hơn, các triệu chứng này sẽ giảm dần.

Mang túi nặng: Thói quen khoác trên vai một chiếc túi to đùng sẽ làm cơ thể của bạn mất cân bằng, cột sống vì thế cũng dễ vẹo sang một bên. Bạn nên chuyển sang một chiếc khác nhẹ hơn. Lưu ý, một chiếc túi, cặp sách và tất cả các thứ trong đó không nên nặng hơn 10% trọng lượng cơ thể bạn.

Tránh căng thẳng: Nếu bạn đang căng thẳng, toàn bộ cơ thể cũng bị áp lực, nhất là vùng cơ bắp ở cổ và lưng. Tình trạng này kéo dài không được thư giãn sẽ gây đau nhức thường xuyên. Có nhiều cách để bạn thư giãn, giảm căng thẳng như tập thể dục, tập thiền và tắm bằng nước ấm.

Theo Theo Vnmedia
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
TPO - Hoàn thành từ năm 2017 nhưng dự án tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) vẫn trong tình trạng bỏ hoang, với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận Hoàng Mai đầu tư dự án cải tạo, bảo đảm khang trang, sạch đẹp, phục vụ tốt nhất đời sống người dân sau khi được bàn giao nhà tái định cư.