Hải chiến Gạc Ma sau 25 năm: Thay lời tưởng niệm

Hải chiến Gạc Ma sau 25 năm: Thay lời tưởng niệm
TP - Ngày 14 -3 cách đây 25 năm, 64 chiến sỹ hải quân Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến không cân sức để bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc ở quần đảo Trường Sa.

> Giữ biển đảo không tiếc tuổi xuân
> Hội ngộ những người lính giữ cờ chủ quyền
> Nóng bỏng Cô Lin, sôi sục Sinh Tồn
> Trường Sa 1988: Giáp mặt tàu chiến Trung Quốc (P1)

Những ngày qua, báo chí trong nước, trong đó có những tờ báo của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh như Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ đăng nhiều bài viết xúc động về cuộc chiến đấu ngoan cường, anh dũng của các chiến sĩ hải quân Việt Nam.

Cám ơn các nhà báo đã một lần nữa giúp cho bạn đọc cả nước, trong đó có rất nhiều bạn trẻ biết đến những điều chưa kể về những người chiến sỹ tuổi trẻ can trường, son sắt một lòng yêu nước…

Tôi từng 2 lần đến quần đảo Trường Sa, đặt chân lên các đảo Song Tử Tây, Nam Yết, Đát Lát, Cô Lin, Len Đao, Sinh Tồn, Sơn Ca, Đá Lớn, Đá Lát, Trường Sa lớn… Cũng đã 2 lần qua vùng biển Gạc Ma, nhìn về đảo nhỏ mà lòng nhói đau vì mảnh đất thân yêu của Tổ quốc gần đó nhưng không đến được; mà căm, mà giận những kẻ cướp biển, cướp đảo.

Hải chiến Gạc Ma sau 25 năm: Thay lời tưởng niệm ảnh 1
Đồng đội ơi, an nghỉ nhé! Ảnh: Nguyễn Á
Đồng đội ơi, an nghỉ nhé! Ảnh: Nguyễn Á.

Những lần đi thăm đảo, được ăn, ở, sinh hoạt, tìm hiểu cuộc sống và huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của bộ đội Hải quân Việt Nam, tôi hiểu sâu sắc về những vất vả, gian lao, hy sinh to lớn của bộ đội Hải quân, và cũng hiểu tình cảm của thanh niên, của nhân dân đối với bộ đội Hải quân.

Tôi nghĩ: Gian lao, vất vả, hy sinh, thì bộ đội Hải quân gian lao, vất vả, hy sinh nhiều nhất, cả trong thời bình lẫn thời chiến.

Trên đất liền, dù khó khăn đến đâu, xa xôi cách trở đến đâu vẫn có hạnh phúc là được lăn mình trên đất, được nghe chim hót, tiếng suối chảy; được thoải mái rau xanh, được gặp gỡ nhiều người hoặc khi người thân đau ốm, việc trọng, có thể cắt phép về nhà.

Hải quân, nhất là cán bộ, chiến sĩ giữ đảo, nhà giàn, Hải đội, không thể như vậy. Đảo nhỏ, thân thuộc đến độ các chiến sĩ có thể quen từng viên sỏi, gốc cây. Thời bình mà cũng như là thời chiến, có chiến sĩ trẻ vừa cưới vợ đã phải biền biệt cả năm trời, con sinh ra không về kịp, nhớ vợ mà không thể gần gũi, bố mẹ mất không kịp về chịu tang… Phải ý chí lắm, quyết tâm lắm, can trường lắm mới có thể vượt qua khó khăn, thử thách đó.

Mỗi lần đi biển, tôi đều được tham gia lễ tưởng niệm chiến sĩ hải quân hy sinh. Tôi từng nghĩ: Có những chiến sĩ hy sinh đến hai lần. Lần thứ nhất là khi ngã xuống; lần thứ hai là không còn thân xác để trở về đất liền. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, rất nhiều cán bộ, chiến sĩ ta đã ngã xuống, dù hàng chục năm, như anh Lý Tự Trọng, người Đoàn viên thanh niên Cộng sản đầu tiên của chúng ta, sau 80 năm bị thực dân Pháp tử hình, vẫn có ngày được về quê. Còn khi các chiến sĩ hải quân ngã xuống, hy sinh trên biển – là ở lại mãi mãi với muôn trùng khơi.

Trong 64 chiến sỹ ngã xuống ở Gạc Ma, được biết, có một ít xương cốt đã được tìm thấy trong thân chiếc tàu Hải quân đắm sau 20 năm hòa lẫn với nước biển. Không phân biệt được của ai, tất cả đều trộn lẫn…

Dù các anh không về, nhưng đồng chí, đồng đội, nhân dân và thế hệ trẻ luôn hướng đến các anh. Và thật sự các anh đã về trên từng trang viết của các nhà báo, nhà văn, nhà thơ… Và các anh đã về khi rất nhiều, rất nhiều bạn đọc được đọc những dòng chữ viết về các anh…

Thành kính viết những dòng tưởng nhớ và tri ân các anh!

Dương Văn An
 Bí thư T.Ư Đoàn

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Rô cố đô

Rô cố đô

TP - Tôi chơi thân với ông Nguyên bạn học khác khoa Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm đói ấy (thời sinh viên thì tứ mùa đói) một chủ nhật Nguyên chiêu đãi tôi một bữa nhớ đời.
Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

TP - Tự hào là mảnh đất “phên dậu” của đất nước, nơi có các di tích lịch sử oai hùng như: Pháo đài Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trỗi mình sau cuộc chiến biên giới 1979, trở thành điểm đến của du khách muôn phương.
Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

TP - Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...
Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

TP - Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.