Thượng tá Nguyễn Thái Sơn, Phó chủ nhiệm chính trị Lữ đoàn cho biết, từ tối qua, 8/3, rất nhiều phóng viên báo gọi điện thoại đề nghị theo đoàn công tác tìm kiếm, cứu hộ cứ nạn của Lữ đoàn, “đến mức điện thoại hai lần hết pin”.
Vào trực tiếp chỉ huy chuyến công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn của Lữ đoàn, đồng thời trực tiếp theo máy bay để “mục sở thị” hiện trường, trực tiếp chỉ huy có đại tá Đỗ Đức Minh, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Phòng Không Không Quân. Đại tá Minh cho biết, vừa bay vào chuyến đêm muộn để sáng sớm nay trực tiếp bay chỉ huy.
Chuyến bay sáng 9/3 Lữ đoàn không quân bố trí 3 máy bay vận tải AN 26, trong đó hai chiếc mang số hiệu 261 và 286 làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn sẽ bay thằng tọa độ nghi ngờ máy bay mất tích. Chiếc còn lại , AN 26 số hiệu 287 như thường lệ sẽ bay chuyển tiếp thông tin từ hai máy bay 261 và 286 về sở chỉ huy. Chiếc AN 26 số hiệu 287 sẽ duy trì độ cao 6.000m so với mặt biển khu vực biển Hòn Khoai, Cà Mau.
Các thành viên tổ bay AN 26 số hiệu 261 trao đổi nghiệp vụ trước giờ cất cánh
Khoảng 6h40 sáng chiếc AN 266 số hiệu 286 cất cánh đầu tiên. Sau 30 phút, chiếc thứ hai cố hiệu 261 cất cánh. Lộ trình bay sẽ từ Sân bay Tân Sơn Nhất kẻ một đường thẳng xuống Cần Thơ. Từ Cần Thơ bay thẳng xuống Cà Mau và sau đó bay thẳng tới tọa độ tìm kiếm. Mỗi tổ bay gồm bảy người.
Tổ bay AN 26 số hiệu 261 do thượng tá phi công Vũ Đức Long, Phó tham mưu trưởng Lữ đoàn làm cơ trưởng, các thành viên gồm thượng tá phi công Nguyễn Đức Thụ, lái phụ, thượng tá Hà Ngọc Ngữ, dẫn đường trên không, thượng tá Mai Đức Loan, thông tin trên không, đại úy Đỗ Thế Thắng, cơ giới trên không, và hai nhân viên cứu hộ là thượng tá Vi Nhân Dân và đại úy Nguyễn Thanh Bình.
Tổ bay AN 26 số hiệu 286 do thượng tá phi công Hoàng Văn Phong, chủ nhiệm bay làm cơ trưởng, trung úy phi công Đặng Xuân Yên, lái phụ, thượng tá Phùng Trường Sơn, dẫn đường trên không, thượng tá Vũ Văn Cương, cơ giới trên không, thượng tá Nguyễn Văn Giảm, thông tin trên không, nhân viên cứu hộ là thượng tá Lê Đăng Quyền và thiếu úy Bùi Văn Thái.
Thượng tá Nguyễn Thái Sơn, Phó chủ nhiệm chính trị Lữ đoàn là người rất nhiệt tình giúp đỡ báo chí tác nghiệp.
Chuyến bay ngày 9/3 đồng thời là chuyến bay tìm kiếm thứ hai, Quân chủng Phòng không Không quân và Lữ đoàn không quân 918 hạ quyết tâm cao, sẽ bay xuống độ cao cần thiết đủ để xác định chính xác dải màu vàng trôi dạt trên mặt biển có phải vết dầu loang hay không, từ đó làm rõ vệt dầu loang phát tán từ chiếc máy bay bị nạn hay từ các vật thể đắm khác.
Rút kinh nghiệm từ chuyến bay trước diễn ra ngày 8/3, hai máy bay AN 26 của Lữ đoàn chỉ có thể bay ở độ cao trên 2.000m vìở độ cao thấp hơn có tới 3 máy bay nước ngoàiđang nỗ lực tìm kiếm. “Lần này chúng ta phải xuống thật thấp đủ để nhìn rõ, xác định chính xác vị trí, vật trôi dạt… Đây là nhiệm vụ quan trọng của chúng ta.” - đại tá Đỗ Đức Minh, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không Không quân chỉ thị Ban chỉ huy Lữ đoàn không quân 918 và các tổ bay trước giờ xuất phát.
Trên mỗi chiếc AN 26 đều mang theo rất nhiều áo phao cứu hộ để thả xuống biển nếu phát hiện có nạn nhân trôi dạt. Chiếc AN 26 số hiệu 286 đem theo 70 áo phao, chiếc còn lại đem theo hơn 100 áo phao các loại. Số áo phao này là khá nhiều, nhưng quan điểm của chỉ huy lữ đoàn là thừa còn hơn thiếu. “Lúc cần thì một chiếc áo phao có thể góp phần cứu một mạng người” - thượng tá phi công Nguyễn Trí Thức, Phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn không quân 918 chia sẻ.
AN 26 là máy bay vận tải nên có cửa mở ra phía sau để vận chuyển hàng
Theo kế hoạch của quân chủng, ngoài 2 máy bay vận tải AN 26 cất cánh tại Sân bay Tân Sơn Nhất, có hai chiêc trực thăng Mi 171 của Trung đoàn không quân 917 đậu sẵn tại Sân bay Cà Mau trong tư thế sẵn sàng làm nhiệm vụ. Đại tá Đỗ Đức Minh, Phó tham mưu trưởng Quân chủng cho biết: Nếu phát hiện người hay mảnh vỡ máy bay trôi dạt khi đó sẽđiều trực thăng ra cứu người.
Khoảng 8h30 sáng, máy bay vào khu vực tìm kiếm. Trời đẹp, mặt biển phẳng lặng,thỉnh thoảng cóđám mây mồ côi trôi ngang, tầm nhìn rất tốt. Từ trên cao có thể dễ dàng phát hiện những sự cố dưới mặt biển trên diện rộng. Trên một vùng biển rộng lớn ngút tầm mắtđãcóhai chục hoặc hơn chiếc tàu, to có, nhỏ cótập trung quần thảo trên biển trong nỗ lực tìm kiếm chiếc máy bay mất tích. Từ độ cao trên 2.000m, khó có thể phân biệt đâu là tàu Việt Nam hay tàu nước bạn đang tìm kiếm trên biển.
Trước mắt phải tìm kiếm vệt màu vàng loang trên biển nghi là dầu loang nhưng sau hàng chục phút bay vẫn không thấy. Liệu có phải sau một đêm sóng biển đãđánh trôi dạt và xóa nhòa dấu vết? Sau khoảng 30 phút bay quanh tọa độ khu vực nghi máy bay mất tích, tổ bay chuyển hướng mở rộng phạm vi tìm kiếm. Máy bay trực chỉ hướng Nam tiếp tục tìm kiếm.
Trên đường bay có thể nhìn thấy nhiều tàu cứu hộ, tàu vận tải, một số giàn khoan dầu trên biển và một vài hòn đảo. Nhưng vẫn chưa phát hiện ra vết dầu loang. Nhiều người thất vọng, nhất là cánh phóng viên. Trên máy bay có đại diện của nhiều báo đài trung ương lẫn địa phương. Nhiệm vụ của anh em là chụp hình, quay phim và tường thuật hành trình chuyến tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn để chuyển tới bạn đọc những thông tin cập nhật, nóng hổi nhất.
Đến khoảng 9h42 phút thì phát hiện dấu vết đầu tiên. Lúc đầu chỉ là những dấu hiệu mơ hồ, rất dễ lẫn với màu sắc sóng biển phản chiếu ánh nắng mặt trời. Càng bay gần hơn, dấu hiệu càng rõ dần. Và rồi không ai bảo ai, đều nhận ra vệt màu vàng chờ đợi chính là vết nghi dầu loang mà tổ bay đã phát hiện ngày hôm trước. Tuy nhiên sau một đêm, vết dầu loang đã phát tán lớn hơn cả chiều dài lẫn bề rộng.
Chỉ một điều cánh phóng viên thấy tiếc nuối là không được xuống thấp hơn để nhìn rõ hơn.