75.000 đồng một m3 nước sinh hoạt ở Bình Phước

Người dân thuộc khu phố Phú Thịnh, phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài đào giếng để lấy nước dùng cho sinh hoạt.
Người dân thuộc khu phố Phú Thịnh, phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài đào giếng để lấy nước dùng cho sinh hoạt.
Nắng nóng, khô hạn kéo dài làm giếng đào ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Phước hụt nước nghiêm trọng, buộc người dân phải mua nước sinh hoạt bên ngoài với giá "cắt cổ".

Cụ thể từ trung tuần tháng 2/2016 đến nay, cả nghìn hộ dân thuộc các địa phương như: thị xã Đồng Xoài, huyện Bù Đốp, Lộc Ninh, Đồng Phú, Bù Đăng, Bù Gia Mập chưa có nước máy rơi vào cảnh thiếu nước sinh hoạt. Nhiều hộ phải đi xin nước từ những nhà có giếng còn nước hoặc tỏa đến những con suối, sông, hồ lấy nước về dùng. Đáng chú ý, nhiều hộ phải mua nước từ các xe bồn về dùng với giá "cắt cổ".

Tại thị xã Đồng Xoài những ngày gần đây, nước sinh hoạt được bán với giá 75.000 đồng một m3 (trung bình một xe bồn chứa 4m3). Trong khi đó, theo Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bình Phước, hiện 1m3 nước máy bán ra cho dân có giá 6.000-11.000 đồng, tùy lượng sử dụng. Ở các địa phương khác, nước mua sử dụng cho sinh hoạt cũng có giá tương tự.

Anh Nguyễn Văn Đô nhiều năm làm nghề bán nước sinh hoạt ở ngã tư đường Nguyễn Hữu Cảnh - Trương Công Định thuộc khu phố Phú Thịnh, phường Tân Phú (thị xã Đồng Xoài) cho biết: “Một bồn nước (tương đương 4m3) tôi bán cho người dân với giá 300.000 đồng. Những hộ mua nước về sử dụng hầu hết do giếng bị cạn, nhiều nhà thuê thợ đến vét nhưng vẫn không có nước đành phải mua nước về dùng”.

Hiện hầu hết người dân ở các địa phương như: Bù Đốp, Lộc Ninh, Bù Đăng, Bù Gia Mập, Đồng Phú vẫn còn sử dụng nước từ giếng đào, giếng khoan, chứ chưa có nước máy do chi phí kéo đường ống về vẫn còn khá cao.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.