Hai chiến hạm hiện đại nhất Việt Nam tuần tra Biển Đông

Hai chiến hạm hiện đại nhất Việt Nam tuần tra Biển Đông
Hai chiến hạm hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam vừa thực hiện cuộc tuần tra chung với tàu của Hải quân Trung Quốc trong điều kiện thời tiết cực kỳ khắc nghiệt.

Hai chiến hạm hiện đại nhất Việt Nam tuần tra Biển Đông

> Tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ thăm Trung Quốc
> Dàn sĩ quan 8X trên chiến hạm Đinh Tiên Hoàng

Hai chiến hạm hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam vừa thực hiện cuộc tuần tra chung với tàu của Hải quân Trung Quốc trong điều kiện thời tiết cực kỳ khắc nghiệt.

Trong khuôn khổ chuyến thăm cảng Trạm Giang, Quảng Đông, Trung Quốc, vào ngày 23/6, hai tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và Lý Thái Tổ (HQ-012) đã thực hiện cuộc tuần tra chung trên vịnh Bắc bộ với tàu Trung Quốc.

Khi HQ-011 và HQ-012 rời cầu cảng vào chiều tối 22.6, bầu trời Đà Nẵng âm u, mưa bắt đầu nặng hạt, cơn bão số 2 đang tiến vào vịnh Bắc bộ. Bất chấp sự khắc nghiệt của thời tiết, đúng 0 giờ ngày 23.6, các tàu nổ máy rời điểm thả neo trong vịnh Đà Nẵng theo mệnh lệnh từ Biên đội trưởng - thượng tá Phạm Văn Hoạt, Phó lữ đoàn trưởng quân sự Lữ đoàn 162, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, để hướng ra biển Đông.

Đây là chuyến tuần tra liên hợp lần thứ 15 của hải quân hai nước theo thỏa thuận về quy chế tuần tra trên vùng biển vịnh Bắc bộ được ký ngày 26/10/2005. Theo thông báo chính thức, cuộc tuần tra nhằm duy trì an ninh trật tự trên vùng biển giáp ranh đã được phân định, thúc đẩy thực thi hiệp định hợp tác nghề cá, duy trì trật tự ổn định các hoạt động sản xuất bình thường của nhân dân hai nước trong vùng vịnh Bắc bộ. Trong cuộc tuần tra liên hợp lần này, hải quân hai bên cũng tiến hành thêm việc phối hợp huấn luyện tìm kiếm cứu nạn ở khu vực đảo Bạch Long Vĩ.

Sau hải trình 100 hải lý ra điểm tập kết trong đêm, các chiến hạm của Việt Nam phải đối diện với cơn thịnh nộ của biển. Từng đợt sóng cao với sức gió cấp 6, cấp 7 đập ầm ầm vào mạn tàu khiến chúng tôi và một số thành viên trong đoàn phải chống chọi mệt mỏi với những cơn say sóng, trời đất cứ quay mòng mòng. Nhiều lúc tàu chao nghiêng tới 36 độ; chén bát, bình nước, nồi chảo bị xô lắc, văng đi khắp sàn tàu.

Đúng 7 giờ 30 ngày 23/6, biên đội tàu Hải quân Việt Nam đã nhận được điện chào từ biên đội tàu Trung Quốc với các tàu hộ vệ tên lửa mang số hiệu 568 và 570; sau khi Biên đội trưởng Phạm Văn Hoạt chào đáp từ, tàu tuần tra của hai bên tiến vào tuyến tuần tra của mình theo đội hình hàng ngang cách tuyến tuần tra chuẩn 1 hải lý với đội hình tuần tra hai bên theo hàng ngang, mỗi bên theo hàng dọc với khoảng cách giữa các tàu từ 3 đến 5 liên…

Trong suốt tuyến tuần tra dài gần 300 hải lý, các tàu luôn đi trong gió bão, tuy ban ngày mà biển đen ngòm, trời tối đen. Tuy vậy, các cán bộ, chiến sĩ trên tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ vẫn vững vàng vượt qua, thực hiện thành công nhiệm vụ tuần tra chung.

Tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ (HQ-012) rời cảng Đà Nẵng vào chiều 22/6
Tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ (HQ-012) rời cảng Đà Nẵng vào chiều 22/6.
Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và Lý Thái Tổ (HQ-012) thuộc lớp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 hiện đại hàng đầu của Hải quân Việt Nam hiện nay
Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và Lý Thái Tổ (HQ-012) thuộc lớp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 hiện đại hàng đầu của Hải quân Việt Nam hiện nay.
Hai chiến hạm Việt Nam tuần tra trên biển Đông dưới bầu trời xám xịt, gió giật từng cơn kinh hoàng
Hai chiến hạm Việt Nam tuần tra trên biển Đông dưới bầu trời xám xịt, gió giật từng cơn kinh hoàng.
Cuộc tuần tra chung bắt đầu, cận cảnh là HQ-012, tiếp sau là HQ-011; phía xa chếch về bên phải hình là hai tàu của Trung Quốc
Cuộc tuần tra chung bắt đầu, cận cảnh là HQ-012, tiếp sau là HQ-011; phía xa chếch về bên phải hình là hai tàu của Trung Quốc.
Sau cuộc tuần tra, biên đội tàu của Hải quân Việt Nam bắt đầu tiến vào lãnh hải Trung Quốc. Trong ảnh: Thiếu tá Nguyễn Đình Giảng - Thuyền trưởng HQ-011 - đang chỉ huy tổ lái điều khiển tàu vào cảng Trạm Giang
Sau cuộc tuần tra, biên đội tàu của Hải quân Việt Nam bắt đầu tiến vào lãnh hải Trung Quốc. Trong ảnh: Thiếu tá Nguyễn Đình Giảng - Thuyền trưởng HQ-011 - đang chỉ huy tổ lái điều khiển tàu vào cảng Trạm Giang.
Hoa tiêu Trung Quốc (thứ hai từ trái) đang cung cấp thông tin về cảng Trạm Giang cho thuyền trưởng Nguyễn Đình Giảng và tổ lái tàu HQ-011
Hoa tiêu Trung Quốc (thứ hai từ trái) đang cung cấp thông tin về cảng Trạm Giang cho thuyền trưởng Nguyễn Đình Giảng và tổ lái tàu HQ-011.
Thủy thủ đoàn HQ-011 đang thực hiện nghi thức chào cảng khi tàu tiến vào cầu tàu Trạm Giang; phía xa là HQ-012 đã cập cảng
Thủy thủ đoàn HQ-011 đang thực hiện nghi thức chào cảng khi tàu tiến vào cầu tàu Trạm Giang; phía xa là HQ-012 đã cập cảng.
Các thủy thủ Việt Nam phấn khởi khi hoàn thành nhiệm vụ sau một hành trình đầy sóng gió
Các thủy thủ Việt Nam phấn khởi khi hoàn thành nhiệm vụ sau một hành trình đầy sóng gió.

Theo Đỗ Hùng - Tấn Tú
Thanh Niên

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
TPO - Theo Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), Tri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả thực hiện đề án Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam là điều kiện, cơ sở quan trọng để tỉnh tiếp tục lộ trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.