Sự thật về ‘thần xà’ hiển linh ở Việt Nam

Sự thật về ‘thần xà’ hiển linh ở Việt Nam
Những chuyện ly kỳ về “thần xà” hiển linh nhập vào người, “rắn thần” báo thù, mãng xà vương khổng lồ... hư hư, thực thực khiến người dân xôn xao bàn tán.

Sự thật về ‘thần xà’ hiển linh ở Việt Nam

Những chuyện ly kỳ về “thần xà” hiển linh nhập vào người, “rắn thần” báo thù, mãng xà vương khổng lồ... hư hư, thực thực khiến người dân xôn xao bàn tán.

 Miếu Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
Miếu Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội.

Hà Nội: “thần xà” nhập đòi cúng bò

Vừa qua, vào buổi tối đúng ngày rằm tháng Giêng năm Quý Tỵ, tại miếu Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội), người dân ở đây chứng kiến hiện tượng lạ và quả quyết rằng, thần rắn đã hiển linh. 

Thủ nhang miếu Vạn Phúc - ông Nguyễn Duy Diễm, kể lại: “Tối đó, khoảng 7h, sau khi làm lễ cúng rằm tại miếu và đợi cho hết tuần nhang để xin lộc mang về, Triệu Ngọc Ánh ngồi nói chuyện với những người cùng đi lễ. Đang ngồi thì Ánh giơ hai tay lên, kêu “Ối giời ơi, rét quá!” rồi lăn kềnh ra nền nhà quản cư - nơi nghỉ ngơi của người đến lễ.

Sau đó, cháu từ từ trườn xuống sân, lưỡi lè ra, mắt sáng quắc với một bên đỏ, một bên xanh. Cháu định bò ra phía lối đi thì bị vướng tảng đá rồi lùi lại. Thấy thế, tôi vội vã ra miếu thắp hương khấn xin Thành Hoàng làng là “cháu có tội tình gì thì ngài châm chước, đừng làm thế khổ cháu”.

Ông Diễm kể tiếp: “Khấn xong, tôi quay lại chỗ Ánh thì thấy đang há to miệng, lưỡi lè dài hơn, mắt trợn trừng trông rất dữ tợn. Mọi người đoán chắc là khát nước, tôi liền đi lấy 5 chai nước lọc loại 350ml rồi bảo “Nước đây cháu này”.

Ánh không nói gì mà chỉ tay báo hiệu để nước xuống rồi vồ lấy, dựng cả chai nước đã mở nắp vào miệng làm nước văng ra ngoài ướt cả quần áo. Uống được một nửa thì nó lại vẩy nước lên đầu. Đoạn hỏi: “Chủ tịch đâu? Chủ tịch đâu?”.

Mọi người đổ đi tìm thì ông Chủ tịch phường đã ra về. Sau, Ánh bảo mình là “thần xà” và dặn ngày 28 tháng Giêng, làng phải làm lễ cúng một con bò thì thần sẽ ban phúc cho cả làng. Mọi người nghe thấy thế liền khấn lạy và hứa sẽ sắp đúng lễ như ngài yêu cầu. Một lúc sau thì Ánh tỉnh lại”.

Chị Ánh, người được cho là “thần xà” nhập vào mình chia sẻ, chị không hề biết chuyện đó cho tới khi dân làng kể lại cho chị nghe. Những người quản lý phường Vạn Phúc xác nhận có thông tin người dân bàn tán “thần xà” hiển linh nhưng không được chứng kiến tận mắt nên không tin và không làm lễ cúng vì như thế là cổ súy mê tín dị đoan.

“Rắn thần có mào” nhập vào người

Một câu chuyện tương tự xảy ra năm 2010 về việc “rắn thần có mào” nhập vào người khiến người dân thôn Kính Nỗ (xã Uy Nỗ, Đông Anh, Hà Nội) xôn xao.

Theo đó, ông Nguyễn Văn Thảo-một người dân địa phương đã bắt được một con rắn màu xám, to bằng bắp tay, trên đầu nó có cái mào đỏ chót như mào gà. Ông Thảo sợ con rắn cắn nên đã lấy kim chỉ khâu miệng rắn lại rồi mang ra chợ bán, nhưng không một ai dám mua con rắn của ông vì cho rằng loài rắn có mào thường là loại rắn thần bảo vệ đình, miếu, không nên động vào. Ông Thảo lo sợ liền xách con rắn về nhà và thả về nơi mà ông đã bắt được nó.

Từ đó, người con trai gần 30 tuổi của ông Thảo (tên Toàn) bỗng dưng có biểu hiện kiểu bị “ma nhập”. Anh bò trườn khắp nhà như con rắn rồi cuộn tròn người nằm dưới gầm tủ, mắt trợn tròn, đỏ lòm, lưỡi thè dài ra. Anh còn đòi ăn trứng gà sống, người nhà đưa ra quả nào là trườn tới, dùng miệng cắn nát quả trứng rồi nuốt chửng. Miệng anh không ngừng nói: “Ta là rắn thần đây, sao chúng mày dám khâu miệng ta lại”.

Nhà ông Thảo sợ quá liền cho cúng giải hạn. Cúng bái suốt cả buổi, người anh Toàn dần tỉnh táo trở lại nhưng không nhớ mình vừa làm gì, chỉ kêu mệt, buồn nôn và nôn ra toàn dịch trứng gà sống.

Người dân kể rằng, dù đã cúng giải hạn, lập miếu thờ nhưng sau này “thần xà” còn tiếp tục làm khổ anh Toàn thêm nhiều lần nữa.

Ly kỳ chuyện “mãng xà vương” rừng U Minh

Liên quan tới “thần xà”, ở các vùng sông nước phía Nam lại truyền tai những câu chuyện đầy chất truyền thuyết nhưng thực sự ám ảnh. Rừng U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau, tiếp giáp với rừng U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang nổi tiếng với những câu chuyện “dựng tóc gáy” về loài rắn hổ mây khổng lồ được mệnh danh là “chúa tể rừng tràm”.

 Một con mãng xà rừng U Minh nặng hơn 20 kg đã bị ngâm rượu
Một con mãng xà rừng U Minh nặng hơn 20 kg đã bị ngâm rượu.
 

Mới nghe kể về loài rắn khổng lồ có chu vi vòng bụng hết ba vòng tay người lớn hẳn nhiều người cho rằng chỉ có... tưởng tượng ra. Thế nhưng với những bậc kỳ lão chuyên nghề săn bắn miền Tây, thì những con rắn hổ mây khổng lồ của rừng U Minh là chuyện hoàn toàn có thật.

Nhiều người sống lâu năm ở xứ U Minh kể rằng, họ từng chạm trán những con rắn hổ mây to như cột đình, lướt đi trong rừng ào ào như những trận cuồng phong, đầu cất cao hơn ngọn cây tràm.

Những bậc cao niên ở rừng tràm U Minh Hạ nói rắn hổ mây khổng lồ trong rừng rất nhiều, nên mỗi người thấy mỗi kích cỡ khác nhau. Con nhỏ nhất bề ngang của vết bụng in trên đất đo được hơn 3 tấc, nặng không dưới 50 ký. Con mãng xà vương thì dài gần 20 mét, nặng không dưới 200 ký... Người dân cho rằng, cho đến nay chưa ai thống kê và đếm được số lượng của loài mãng xà này, vì căn bản là không ai đủ dũng cảm để đi tìm và đối mặt với nó để xin được… làm công tác thống kê họ hàng của mãng xà vương.

Rắn thần, mãng xà vương hay là tưởng tượng?

Bên cạnh những chuyện ly kỳ về mãng xà vương, về việc “thần xà” nhập vào người, thì ở nhiều địa phương trên khắp đất nước ta còn rất nhiều câu chuyện ly kỳ về rắn như: rắn chúa trả thù, rắn thần không lưỡi, thần rắn đỏ... Tuy nhiên, hầu hết những câu chuyện đều được ly kỳ hóa, thần thánh hóa, thậm chí có nhiều người dân còn “thêm nếm” nhiều tình tiết hoang đường.

Chuyên gia đầu ngành về động vật học của Việt Nam, GS. NGND Mai Đình Yên từng chia sẻ, ở nước ta có một vài loài rắn lục có thể gọi nôm na là “rắn có mào”. Tuy nhiên, những loài rắn này số lượng còn rất ít đã được ghi vào sách đỏ, mức độ đe dọa tuyệt chủng loại cao nên chuyện nhìn thấy nó trong tự nhiên là cực kỳ hiếm.

Sự thật về ‘thần xà’ hiển linh ở Việt Nam ảnh 3

GS. NGND Mai Đình Yên phân tích, con người khi nhìn thấy loài rắn thường rất sợ hãi vì những loài rắn độc kể trên có hình dạng kỳ quái, đầu rắn có vết sừng nhô cao, hay cái mũi hếch cao lên như cái mào khiến người nhìn vào thấy cảm giác lạnh người vì sợ.

Hơn nữa, loài rắn này có khả năng tiềm tàng là ánh mắt nhìn tập trung của con rắn có khả năng thôi miên, làm cho những con mồi bị nhũn ra không có còn khả năng kháng cự.

Ngay với con người, khi gặp cái nhìn tập trung của loài rắn này cũng có thể bị ngất. Gặp rắn lạ nên sợ quá đến nỗi bị ngất xỉu thì tưởng tượng ra sự thần thánh cũng là điều dễ hiểu.

Người dân cũng nên hiểu rằng, đặc tính sinh học của các loài rắn này là thích chui vào trong đền, miếu, hốc cây cổ thụ nơi yên tĩnh để trú ẩn, vừa ẩn mình, vừa để săn mồi. Vì thế, việc gặp rắn ở những ngôi mộ, đền, chùa... là điều hết sức bình thường.

Việc tôn thờ thần rắn được thừa nhận là đã tồn tại từ xa xưa trong văn hóa tâm linh của người Việt. Tuy nhiên, chuyện “thần xà” nhập vào người, “thần xà” trả thù, “thần xà” khổng lồ... thì chưa có chứng cứ nào xác minh là có thật.

Theo Kiến Thức

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Toàn quân tăng tốc, bứt phá trong năm 2025
Toàn quân tăng tốc, bứt phá trong năm 2025
TPO - Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng xác định, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, toàn quân tăng tốc, bứt phá, quyết tâm hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Lực lượng CAND nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ công tác đề ra
Lực lượng CAND nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ công tác đề ra
TPO - Phát biểu khai mạc Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80 diễn ra sáng nay (26/12) tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, lực lượng Công an nhân dân (CAND) đã bám sát sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Chính phủ, nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ công tác đề ra.