300 người Trung Quốc xem triển lãm Hoàng Sa của Việt Nam

Triển lãm Hoàng Sa thu hút hàng ngàn lượt người dân trong và ngoài nước Ảnh: Nguyễn Huy
Triển lãm Hoàng Sa thu hút hàng ngàn lượt người dân trong và ngoài nước Ảnh: Nguyễn Huy
TP - Chiều 21-2, ông Đặng Công Ngữ, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa (TP Đà Nẵng) thông báo: sau một tháng (kết thúc ngày 20-2), triển lãm tư liệu chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam tại Bảo tàng Đà Nẵng đã thu hút hàng ngàn người trong đó gần 300 người Trung Quốc, hơn 300 người Hàn Quốc, gần 100 người Nhật Bản và gần 500 người đến từ các nước Tây Âu.

> 'Triển lãm sắp đặt lớn nhất Việt Nam' và 2 tấn dây điện
> Xem những tác phẩm của họa sĩ Tôn Đức Lượng

Đây là lần đầu tiên UBND huyện Hoàng Sa phối hợp tổ chức triển lãm quy mô lớn các tài liệu, chứng cứ lịch sử, khoa học khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Triển lãm gồm 4 phần tài liệu chính: Font tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa – TP Đà Nẵng, Bản đồ, atlas cổ do ông Trần Thắng (người Mỹ gốc Việt) sưu tầm, gửi tặng Đà Nẵng ghi nhận cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam; kết quả nghiên cứu Đề tài khoa học Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam qua các tư liệu lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (1954-1975)...

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
TPO - Theo Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), Tri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả thực hiện đề án Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam là điều kiện, cơ sở quan trọng để tỉnh tiếp tục lộ trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.