> Lấy ý kiến của dân?
> Xây dựng cơ chế phán quyết sự vi hiến
> Sẽ sớm có quy chế lấy phiếu tín nhiệm
Theo ông Lý, những định hướng lớn và nguyên tắc cơ bản của dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 vẫn được giữ (như đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ tư).
Tuy nhiên, một số nội dung cụ thể đã được chỉnh sửa, hoàn thiện trên cơ sở góp ý của các ĐBQH. “Khi trình Quốc hội, một số điều khoản có hai phương án, nay đã chốt lại thành một phương án để xin ý kiến nhân dân. Nhưng việc công bố một phương án không có nghĩa là không đề cập đến các phương án khác.
Phương án nào được nhân dân đồng tình thì giữ nguyên, nhưng nếu nhân dân có ý kiến khác sẽ xem xét chỉnh sửa lại cho phù hợp hơn”- ông Lý giải thích.
Trả lời câu hỏi của Tiền Phong: “Dự thảo Hiến pháp đưa ra lấy ý kiến nhân dân có quy định về cơ quan bảo vệ Hiến pháp (Bảo Hiến) với tư cách là cơ quan độc lập hay không?”, ông Lý cho biết: “Dự thảo xin ý kiến nhân dân đã có quy định về cơ quan bảo vệ Hiến pháp, đó là Hội đồng Bảo Hiến với tư cách là một chế định độc lập”.
Tại Kỳ họp QH vừa qua, nhiều ĐB đề nghị Hiến pháp cần có chế định về cơ quan bảo vệ Hiến pháp, mặc dù Báo cáo thẩm tra cho rằng không nên quy định một cơ quan độc lập như vậy.
Trả lời báo chí về việc nhân dân góp ý cho điều 4 tại dự thảo Hiến pháp sửa đổi, ông Lý khẳng định: Dự thảo đã có bổ sung rất quan trọng là quy định thêm trách nhiệm của Đảng, làm rõ hơn vai trò, vị trí lãnh đạo của Đảng và nhân dân có thể góp ý về điều này như các nội dung khác.
Theo ông Lý, Dự thảo đã làm rõ nội dung quyền con người, quyền công dân; trách nhiệm của nhà nước và xã hội trong việc tôn trọng, bảo vệ quyền con người, bảo đảm thực hiện quyền công dân.