80 bản đồ cổ khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của VN

80 bản đồ cổ khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của VN

80 bản đồ cổ khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của VN
Từ thông tin bạn đọc về 80 tấm bản đồ cổ khẳng định các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam, đang được anh Trần Thắng - Chủ tịch Viện Văn hóa giáo dục VN (IVCE) tại Mỹ- sưu tầm, lưu giữ.

80 bản đồ cổ khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của VN

> Phản đối Bắc Kinh lập phòng khí tượng ở Hoàng Sa

> ‘Chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ phá sản’

Từ thông tin bạn đọc về 80 tấm bản đồ cổ khẳng định các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam, đang được anh Trần Thắng - Chủ tịch Viện Văn hóa giáo dục VN (IVCE) tại Mỹ- sưu tầm, lưu giữ.

Bản đồ cổ Vương quốc Trung Hoa (The Kingdom of China) năm 1626 (biên giới Trung Hoa đến đảo Hải Nam)
Bản đồ cổ Vương quốc Trung Hoa (The Kingdom of China) năm 1626 (biên giới Trung Hoa đến đảo Hải Nam).
 

Chúng tôi liên lạc với tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng - người thân thiết và có mối quan tâm chung với Trần Thắng về những tấm bản đồ cổ về Hoàng Sa, Trường Sa để tìm hiểu. Câu chuyện về 80 tấm bản đồ cổ có giá trị, được người con xa xứ dày công tìm kiếm, sưu tập và lưu giữ, thể hiện lòng yêu nước sâu đậm của mỗi người dân Việt.

Vừa nghe dứt yêu cầu của tôi, TS Trần Đức Anh Sơn đã nói ngay, giọng không giấu được sự hồ hởi: “Thắng sẽ chuyển về nước 80 tấm bản đồ cổ và tôi là người quản lý số tài liệu này. Ngoài ra, anh còn tặng cho Đà Nẵng một cuốn atlas trong bộ sưu tập. Dự kiến, đầu tháng 11 này sẽ có cuộc triển lãm đầu tiên tại Khánh Hòa”.

Trần Thắng với bộ sưu tập bản đồ cổ (ảnh nhỏ)
Trần Thắng với bộ sưu tập bản đồ cổ (ảnh nhỏ). Ảnh: IVCE.org
 

Từ năm 2010, khi vấn đề tranh chấp chủ quyền biển, đảo Hoàng Sa, Trường Sa giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc bắt đầu nóng lên, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng (Viện NCPT ĐN) cũng đang triển khai đề tài nghiên cứu “Font tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa - thành phố Đà Nẵng”.

TS Trần Đức Anh Sơn cùng các cộng sự tập trung nghiên cứu những tấm bản đồ do phương Tây xuất bản trong các thế kỷ XVI - XIX, có vẽ hoặc ghi chú các quần đảo Paracel, Pracel... (Hoàng Sa) và Spartly (Trường Sa) thuộc về chủ quyền của Việt Nam tại một số thư viện ở Mỹ đang lưu giữ. Viện NCPT ĐN liên lạc nhờ anh Thắng tìm, sao chụp các bản đồ này gửi về. Như một duyên kỳ ngộ, lúc này Trần Thắng đã tiếp xúc với những tấm bản đồ liên quan đến vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Sự kiện tấm bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ do nhà Thanh (Trung Hoa) ấn hành năm 1904, với chi tiết điểm cực nam của lãnh thổ Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam, không hề có Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa), được TS Mai Hồng (Viện Nghiên cứu Hán - Nôm) công bố, đã tạo sự thu hút đặc biệt trong dư luận trong và ngoài nước, đồng thời càng thúc giục quyết tâm của Trần Thắng tìm kiếm những tư liệu lịch sử khẳng định chủ quyền của đất nước đang được các nhà sưu tầm bản đồ cổ ở khắp nơi trên thế giới lưu giữ. Từ các thông tin trên mạng Internet, Trần Thắng tìm cách liên lạc, tiếp cận để xem tận mắt hoặc có được hình ảnh chi tiết của các bản đồ này.

TS Trần Đức Anh Sơn kể: “Đến tháng 8.2012, Trần Thắng đã mua được 80 bản đồ riêng lẻ được in ấn tại Anh, Đức, Australia, Canada, Mỹ và Hồng Kông trong khoảng thời gian 1626 - 1980, bằng tiền riêng và mượn bạn bè. Trần Thắng tâm sự: “Mình tranh thủ mua ngay, kẻo người ngoài biết mà mua thì quá uổng".

Trên trang web của Viện IVCE tại Mỹ, Trần Thắng đã mở mục “Lãnh thổ của Trung Quốc trên bản đồ thế giới”. Trong đó, anh lần lượt giới thiệu toàn bộ số bản đồ anh đã sưu tầm và hiện đang lưu giữ. Anh viết lời giới thiệu: “...Tôi muốn chia sẻ với các bạn về bộ sưu tập 80 tấm bản đồ từ năm 1626 đến 1980 được xuất bản tại Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Canada, Scotland, Ấn Độ... Trong đó, 70 tấm biểu thị biên giới phía nam Trung Quốc là Hải Nam và 10 tấm chỉ rõ, Hoàng Sa thuộc về Việt Nam...”.

Một chi tiết thú vị: Trần Thắng quê Quảng Ngãi, là cháu ngoại của nhà thơ Tế Hanh. Hiện nay, anh đang sinh sống tại Connecticut - Mỹ. Trong những ngày này, Thắng đang tích cực đặt mua cuốn atlas Postal de Chine - Trung Hoa bưu chính dư đồ - Postal Atlas of China, bản in năm 1919. Đây là cuốn sách được in rất ít, có giá trị sử liệu cao.

Anh cho biết vào tháng 11 sắp tới, khả năng toàn bộ số bản đồ mà anh đã mua được, kết hợp với nguồn bản đồ của các nhà sưu tầm, nghiên cứu trong nước, sẽ tổ chức một cuộc triển lãm với chủ đề bản đồ cổ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại nhiều địa phương trong cả nước.

Theo Lao Động

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tạm dừng hoạt động cơ sở sản xuất bánh cốm nổi tiếng phố Hàng Than ở Hà Nội
Tạm dừng hoạt động cơ sở sản xuất bánh cốm nổi tiếng phố Hàng Than ở Hà Nội
TPO - Chiều ngày 2/1, Đoàn Kiểm tra liên ngành số 1 đã kiểm tra cơ sở sản xuất bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh (số 11 phố Hàng Than, quận Ba Đình). Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn liên ngành ghi nhận nhiều tồn tại về vệ sinh ATTP của cơ sở sản xuất bánh cốm nên đã yêu cầu tạm dừng hoạt động để khắc phục, xử lý.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Tạm dừng hoạt động cơ sở sản xuất bánh cốm nổi tiếng phố Hàng Than ở Hà Nội

Tạm dừng hoạt động cơ sở sản xuất bánh cốm nổi tiếng phố Hàng Than ở Hà Nội

TPO - Chiều ngày 2/1, Đoàn Kiểm tra liên ngành số 1 đã kiểm tra cơ sở sản xuất bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh (số 11 phố Hàng Than, quận Ba Đình). Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn liên ngành ghi nhận nhiều tồn tại về vệ sinh ATTP của cơ sở sản xuất bánh cốm nên đã yêu cầu tạm dừng hoạt động để khắc phục, xử lý.
Tên gọi các cơ quan, đơn vị ở Lào Cai thế nào sau sáp nhập?

Tên gọi các cơ quan, đơn vị ở Lào Cai thế nào sau sáp nhập?

TPO - Tỉnh ủy Lào Cai vừa công bố phương án tổng thể về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Ngoài việc thực hiện kết thúc, giải thể, hợp nhất, sáp nhập và thành lập các cơ quan, đơn vị theo định hướng của Trung ương, nhiều cơ quan, đơn vị không thuộc phạm vi định hướng này cũng được đưa vào diện hợp nhất, sáp nhập.