Dự án cầu Nhật Tân - Hà Nội: Tất cả gói thầu đều phải điều chỉnh

Dự án cầu Nhật Tân - Hà Nội: Tất cả gói thầu đều phải điều chỉnh
TP - Là dự án trọng điểm và được kỳ vọng sẽ giải tỏa áp lực giao thông cho cầu Thăng Long, nhưng đến nay, theo tìm hiểu của PV Tiền Phong tất cả các gói thầu đều chậm trễ và phải điều chỉnh tiến độ.

> Hà Nội ‘thúc’ tiến độ dự án cầu Nhật Tân

Cầu vượt sông Hồng lẽ ra phải hoàn thành tháng 10 tới nhưng nay các trụ mố vẫn sừng sững giữa sông. Ảnh: Trọng Đảng
Cầu vượt sông Hồng lẽ ra phải hoàn thành tháng 10 tới nhưng nay các trụ mố vẫn sừng sững giữa sông. Ảnh: Trọng Đảng.

Là gói thầu triển khai sớm nhất và được yêu cầu hoàn thành tháng 2-2012. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều hạng mục của gói thầu số 3: xây dựng đường dẫn phía Bắc (huyện Đông Anh) vẫn đang ngổn ngang công trường.

Có mặt tại dự án cầu Nhật Tân những ngày qua, PV ghi nhận, trong tổng số 38 trụ dẫn của gói thầu số 3, vẫn còn nhiều trụ chưa đổ xong, riêng các trụ P49 và P50 (vượt đê sông Hồng) hiện đơn vị thi công mới khoan ủi mặt bằng để đổ móng.

Với hạng mục phủ dầm cầu lên các mố trụ thì đoạn được phủ, đoạn chưa. Quan sát toàn bộ các hạng mục của gói thầu số 3, PV vẫn chưa thể hình dung ra dáng dấp của tuyến đường dẫn (cầu cạn) lên cầu Nhật Tân.

Dự án cầu Nhật Tân được Bộ GTVT phê duyệt năm 2006 và yêu cầu hoàn thành quý IV-2010.

Dự án có tổng chiều dài 8,3 km, riêng cầu vượt sông Hồng dài 3,9 km. Cầu được thiết kế 4 làn xe, vận tốc 80km/h.

Tại thời điểm phê duyệt dự án có tổng mức đầu tư hơn 7.500 tỷ đồng.

Với các gói thầu số 1 (xây dựng cầu chính và cầu dẫn phía Bắc) và gói thầu số 2 (xây dựng cầu dẫn và đường dẫn phía Nam) cũng chậm so với kế hoạch được phê duyệt từ 15 đến 20 tháng.

Ngay cả khi kế hoạch này được điều chỉnh lại thì việc hoàn thành gói thầu 1 vào tháng 10-2012 cũng là điều không tưởng.

Là gói thầu chính và quan trọng nhất của dự án cầu Nhật Tân nhưng sau gần 5 năm triển khai, người dân ở hai bờ sông Hồng khu vực quận Tây Hồ và huyện Đông Anh vẫn chưa thấy các mố cầu được hợp long.

“Gần một năm nay, mỗi khi nhìn ra sông Hồng chúng tôi chỉ thấy những trụ bê tông sừng sững giữa sông chứ không thấy chúng được đấu nối lại”, ông Nguyễn Văn Năm - người dân ở thôn Ngọc Giang, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh phàn nàn.

Theo người dân ở đây, kế hoạch hoàn thành cầu chính và cầu dẫn của gói thầu số 1 trong tháng 10 tới là điều không tưởng, vì không những dầm mà nhiều trụ mố cầu vẫn đổ chưa xong.

Với gói thầu số 2, người dân cũng cho rằng, còn mịt mù hơn nhiều, vì hiện cả chính tuyến và đường dẫn ra nút giao Phú Thượng (quận Tây Hồ) hơn 200 hộ dân nằm trong phạm vi dự án chưa được giải phóng.

“Do mặt bằng chưa xong nên nhiều máy móc, thiết bị thi công được tập trung đến nút giao Phú Thượng nhưng phải nằm im trong suốt thời gian dài”, bà Nguyễn Thị Tươi, người dân phường Phú Thượng, quận Tây Hồ cho biết.

Mới hoàn thành khoảng 50% khối lượng

Theo quyết định phê duyệt của Bộ GTVT, dự án cầu Nhật Tân bắt đầu triển khai từ cuối năm 2007 và hoàn thành vào quý IV năm 2010.

Tuy nhiên, do vướng mắc mặt bằng nên sau đó dự án được điều chỉnh lại tiến độ theo từng gói thầu.

Cụ thể, gói thầu số 3, khởi công sớm nhất vào tháng 4-2009, yêu cầu hoàn thành vào 20-2-2012; gói thầu số 1: khởi công tháng 10-2009, yêu cầu hoàn thành 1-10-2012; gói thầu số 2: khởi công 9-2011, yêu cầu hoàn thành 15-5-2014.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Lê Minh, Phó Giám đốc Ban điều hành dự án cầu Nhật Tân, Ban quản lý Dự án 85 (PMU 85), Bộ GTVT (chủ đầu tư) cho biết, hiện cả ba gói thầu mới đạt 15% đến hơn 50% khối lượng công việc.

Cụ thể, gói thầu số 3 đạt hơn 43%; gói thầu số 1 đạt 56%; gói thầu số 2 đạt 15%.

Lý giải về việc gói thầu số 3 không hoàn thành đúng thời gian yêu cầu, ông Minh cho rằng, không chỉ gói thầu số 3 mà tất cả các gói thầu của dự án cầu Nhật Tân bị chậm tiến độ là do công tác GPMB chậm trễ.

Theo hợp đồng, sau khi khởi công, gói thầu số 3 có thời gian thi công 34 tháng và hoàn thành vào tháng 2-2012. Tuy nhiên, do mãi tháng 8-2011 mới có tổng thể mặt bằng nên dự án vừa được bộ GTVT điều chỉnh lại tiến độ.

“Theo đó, gói thầu được lùi thêm 27 tháng và đến 5-2014 sẽ hoàn thành”, ông Minh nhấn mạnh.

Với gói thầu số 1, sau khi khởi công được yêu cầu hoàn thành vào tháng 10-2012. Nhưng ông Minh cho biết, tháng 4 vừa qua đơn vị thi công mới nhận được hết mặt bằng (chậm 3 năm so với kế hoạch) do vậy tiến độ này Ban đang kiến nghị với Bộ GTVT điều chỉnh lại.

Theo ông Minh, khó khăn lớn nhất của dự án cầu Nhật Tân hiện nay nằm ở gói thầu số 2. Hiện gói thầu vẫn vướng khoảng 2,3 ha đất của 280 hộ dân tại nút giao Phú Thượng (phường Phú Thượng - Tây Hồ) chưa được TP Hà Nội giải phóng. Chừng nào mặt bằng dự án chưa giải phóng xong thì tiến độ thi công chưa thể đảm bảo.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch nước, lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước kính cẩn dâng hương các Vua Hùng

Chủ tịch nước, lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước kính cẩn dâng hương các Vua Hùng

TPO - Sáng 7/4 (10/3 âm lịch), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng (TP. Việt Trì, Phú Thọ), Chủ tịch nước Lương Cường cùng lãnh đạo cấp cao của Đảng, nhà nước, các địa phương tham gia Lễ dâng hương, hoa, lễ vật Giỗ tổ Hùng Vương.
Cận cảnh cầu Vành đai 5 vùng Thủ đô vượt sông Nhuệ

Cận cảnh cầu Vành đai 5 vùng Thủ đô vượt sông Nhuệ

TPO - Cầu Tiên Tân bắc qua sông Nhuệ là công trình cầu đầu tiên được khởi động tại dự án thành phần đường Vành đai 5 đoạn qua tỉnh Hà Nam. Cầu và đường dẫn có tổng mức đầu tư hơn 710 tỷ đồng, có nhiệm vụ hoàn thiện đường song hành Vành đai 5 và kết nối mạng với cao tốc Bắc Nam.
Dự án nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai: Nhiều hộ dân đất không có sổ đỏ

Dự án nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai: Nhiều hộ dân đất không có sổ đỏ

TPO - Sau khi tiếp nhận, UBND quận Hà Đông gặp vướng mắc trong việc thực hiện gói thầu số 01/MB về tư vấn cắm mốc giới GPMB, hoàn thiện bản đồ tỷ lệ 1/500. Ngoài ra, quận còn gặp khó do nhiều hộ dân không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vướng mắc về mẫu hồ sơ và thẩm định bản đồ. 
Tình mẫu tử bị ‘định giá’ bằng hợp đồng bảo hiểm: 'Ranh giới giữa người và thú đã bị xóa nhòa'

Tình mẫu tử bị ‘định giá’ bằng hợp đồng bảo hiểm: 'Ranh giới giữa người và thú đã bị xóa nhòa'

TPO - Chuyên gia tội phạm học - Tiến sĩ Đào Trung Hiếu cho rằng, vụ mẹ giết con để trục lợi bảo hiểm ở Quảng Nam không chỉ là vụ án giết người đơn thuần mà còn là một bi kịch đạo lý… Bởi thứ khiến ta rùng mình không phải là hung khí, mà là cái cách tội ác được che giấu bằng nụ cười, bằng tiếng ru, bằng danh xưng “mẹ”.