'Bài hát' hay màn diễn 'yêu thích'?

Hà Okio- một trong vài người có khả năng giành trọn 1,1 tỉ đồng tiền thưởng của Bài hát yêu thích. Ảnh: Lý Võ Phú Hưng
Hà Okio- một trong vài người có khả năng giành trọn 1,1 tỉ đồng tiền thưởng của Bài hát yêu thích. Ảnh: Lý Võ Phú Hưng
TP - Có lẽ điểm nhấn ấn tượng nhất của 'Bài hát yêu thích' số đầu tiên là việc công bố số tiền thưởng 1 tỉ đồng dành cho ca sĩ có bài hát được yêu thích nhất năm - tức Bài hát của năm.

> Bài hát nào được người Việt yêu thích nhất?

Hà Okio- một trong vài người có khả năng giành trọn 1,1 tỉ đồng tiền thưởng của Bài hát yêu thích. Ảnh: Lý Võ Phú Hưng
Hà Okio- một trong vài người có khả năng giành trọn 1,1 tỉ đồng tiền thưởng của Bài hát yêu thích. Ảnh: Lý Võ Phú Hưng.
 

Sự đầu tư mạnh về tiền bạc có làm tăng uy tín của giải thưởng lên không thì chưa biết nhưng chắc chắn sẽ thúc đẩy tính gay cấn của cuộc đua.

Nếu thúc đẩy theo kiểu ngày càng có nhiều bài hát hay gửi về chương trình thì thật đáng mừng. Chỉ sợ tiền thưởng cao sẽ khiến các ca sĩ yên tâm đầu tư theo kiểu… mua sim tặng khán giả bình chọn. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra vì chủ nhân của bài hát giờ đây chính là ca sĩ. Ca sĩ có bài hát được yêu thích chắc chắn cũng là ca sĩ được yêu thích.

Các phân chia tiền thưởng dành cho người sáng tác Bài hát của năm chỉ bằng 1/10 người hát cũng nói lên vị thế của người hát và người viết bài hát trong tình hình hiện nay. Quả thực, số phận một bài hát được quyết định chủ yếu bởi người hát.

Cùng một bài, nếu ca sĩ giọng tốt và nổi tiếng chắc chắn sẽ khiến bài hát được yêu thích và biết đến rộng rãi hơn. Vả lại trên thực tế, ca sĩ giờ đây thường là nhà đầu tư sản xuất bài hát. Thường ca sĩ “sao” hơn cũng sẽ có điều kiện đặt được những bài hát hay hơn. Chất lượng bài hát và tên tuổi ca sĩ sẽ cộng hưởng làm nên thành công của họ trong sân chơi này.

Giám đốc sản xuất chương trình - nhạc sĩ Hồ Hoài Anh- cho rằng số tiền thưởng cho nhạc sĩ như thế là hơi ít. Còn nhạc sĩ Lê Quang- thành viên hội đồng tuyển chọn- nảy ra ý tưởng cứ thưởng cho cả nhạc sĩ và ca sĩ cả cục để tự chia nhau. Thực tế sẽ có trường hợp một người lĩnh trọn cả tỉ mốt đồng vì không ít ca sĩ hát bài của mình sáng tác luôn như Đinh Mạnh Ninh, Hà Okio…

Kha khá các bài hát tham gia Bài hát yêu thích đã từng được Bài hát Việt phát sóng. Nếu Bài hát Việt vẫn được hình dung như sân chơi của các nhạc sĩ hướng tới sự sáng tạo, tìm tòi của những ca khúc mới toanh, thì Bài hát yêu thích bao hàm cả cũ lẫn mới, ca sĩ hay nhạc sĩ đều được tham gia bằng cách tự đề cử, hoặc nhờ người đề cử.

Nhạc sĩ Giáng Son - thành viên hội đồng tuyển chọn- cho biết một số ca sĩ gửi bài nhờ chị đề cử. “Nhưng cũng còn tùy, nếu tôi cảm nhận bài đó có chất lượng nghệ thuật thì sẽ đề cử” Giáng Son cho biết. Tiêu chí lựa chọn bài hát của chị là: “Lời phải có văn chương. Nhạc phải tạo được sự mới mẻ, cá tính”.

Có lẽ điều khác lạ của Bài hát yêu thích so với đa số các bảng xếp hạng trong và ngoài nước khác là khán giả bình chọn căn cứ trên phần trình diễn trực tiếp. Sau khi liveshow tháng diễn ra, các tiết mục sẽ được đăng lên trang web của chương trình cho khán giả xem để bình chọn.

Bài nào càng được xem nhiều đồng nghĩa với được bình chọn nhiều. Như vậy thay vì đánh giá bài hát qua bản âm thanh chuẩn, khán giả sẽ bị chi phối bởi nhiều thứ khác, từ trang phục của ca sĩ đến vũ đoàn… Do đó, thậm chí có thể đổi tên chương trình thành “Màn trình diễn yêu thích”.

Theo nhạc sĩ Lê Quang, bình chọn bài hát qua xem diễn trực tiếp hàm chứa sự “nguy hiểm” vì diễn trên sân khấu bao giờ cũng có sự may rủi do phụ thuộc vào tâm lý ca sĩ, chất lượng âm thanh… nên nhiều khả năng sẽ không hay bằng bản ghi âm. Tuy nhiên trong hoàn cảnh Việt Nam, không làm show truyền hình trực tiếp với nhiều sao hát, lại khó gây chú ý, và nhất là không bán được quảng cáo.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.